Trong quá trình giải quyết vụ án, đương sự, người đại diện của đương sự có quyền yêu cầu Tòa án đang giải quyết vụ án đó áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khẩn cấp tạm thời để tạm thời giải quyết yêu cầu cấp bách của đương sự,Biện pháp khẩn cấp tạm thời là trong quá trình giải quyết vụ án, đương sự, người đại diện của đương sự có quyền yêu cầu Tòa án đang giải quyết vụ án đó áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khẩn cấp tạm thời để tạm thời giải quyết yêu cầu cấp bách của đương sự, bảo vệ chứng cứ, bảo toàn tình trạng hiện có tránh gây thiệt hại không thể khắc phục được, bảo đảm việc giải quyết vụ án hoặc việc thi hành án trong tố tụng hành chính.
Xem thêm:
>> Tìm hiểu về luật tố tụng hành chính
>> Những nội dung cơ bản của Luật Tố tụng Hành chính
>> Tổng quan một số vấn đề về luật tố tụng hành chính
Quy định của pháp luật về biện pháp khẩn cấp tạm thời
Theo quy định tại Điều 68 Luật tố tụng hành chính 2015 sửa đổi, bổ sung 2019 thì các biện pháp khẩn cấp tạm thời bao gồm:
– Tạm đình chỉ việc thi hành quyết định hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh.
– Tạm dừng việc thực hiện hành vi hành chính.
– Cấm hoặc buộc thực hiện hành vi nhất định.
Tạm đình chỉ việc thi hành quyết định hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh
Điều 69 Luật tố tụng hành chính 2015 sửa đổi, bổ sung 2019 quy định tạm đình chỉ việc thi hành quyết định hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh được áp dụng nếu trong quá trình giải quyết vụ án có căn cứ cho rằng việc thi hành quyết định đó sẽ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng không thể khắc phục.
Tạm dừng việc thực hiện hành vi hành chính
Điều 70 Luật tố tụng hành chính 2015 sửa đổi, bổ sung 2019 quy định tạm dừng việc thực hiện hành vi hành chính được áp dụng nếu có căn cứ cho rằng việc tiếp tục thực hiện hành vi hành chính sẽ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng không thể khắc phục.
Cấm hoặc buộc thực hiện hành vi nhất định
Điều 71 Luật tố tụng hành chính 2015 sửa đổi, bổ sung 2019 quy định cấm hoặc buộc thực hiện hành vi nhất định được áp dụng nếu trong quá trình giải quyết vụ án có căn cứ cho rằng đương sự thực hiện hoặc không thực hiện hành vi nhất định làm ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ án hoặc quyền, lợi ích hợp pháp của người khác có liên quan trong vụ án đang được Tòa án giải quyết.
Biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng hành chính là như thế nào?
Áp dụng, hủy bỏ, thay đổi biện pháp khẩn cấp tạm thời
Trong các trường hợp áp dụng, hủy bỏ, thay đổi biện pháp khẩn cấp tạm thời được quy định trong luật như sau:
Các trường hợp áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
– Trong quá trình giải quyết vụ án, đương sự, người đại diện của đương sự có quyền yêu cầu Tòa án đang giải quyết vụ án đó áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khẩn cấp tạm thời để tạm thời giải quyết yêu cầu cấp bách của đương sự, bảo vệ chứng cứ, bảo toàn tình trạng hiện có tránh gây thiệt hại không thể khắc phục được, bảo đảm việc giải quyết vụ án hoặc việc thi hành án.
– Trường hợp do tình thế khẩn cấp, cần phải bảo vệ ngay chứng cứ, ngăn chặn hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền nộp đơn yêu cầu Tòa án có thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, đồng thời với việc nộp đơn khởi kiện cho Tòa án đó;
– Tòa án tự mình ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.
Điều kiện thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời
Trong Điều 74 quy định về điều tiện thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời như sau:
⇒ Theo yêu cầu của đương sự, Tòa án xem xét, quyết định thay đổi biện pháp khẩn cấp tạm thời đang được áp dụng khi xét thấy không còn phù hợp mà cần thiết phải thay đổi bằng biện pháp khẩn cấp tạm thời khác.
⇒ Tòa án ra quyết định hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời đã được áp dụng khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đề nghị hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời đã được áp dụng;
- Căn cứ của việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không còn;
- Vụ án đã được giải quyết bằng bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật;
- Các trường hợp Tòa án trả lại đơn khởi kiện theo quy định của Luật này;
- Vụ án được đình chỉ theo quy định tại Điều 143 của Luật này.
⇒ Thủ tục thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời được thực hiện theo quy định tại Điều 73 của Luật này.
Trên đây là tư vấn của Phan Law Vietnam về biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng hành chính, xin được thông tin đến quý khách. Nếu còn vướng mắc hoặc cần sự hỗ trợ pháp lý khác quý khách vui lòng liên hệ thông tin dưới đây để có thể được giải đáp nhanh nhất.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888 –Email: info@phan.vn
Liên hệ Văn phòng Luật Sư