Tiền nhuận bút, tiền thù lao là khoản tiền mà tổ chức, cá nhân khi khai thác, sử dụng một, một số hoặc toàn bộ các quyền của chủ sở hữu quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả phải trả theo quy định của pháp luật. Vậy tiền nhuận bút, thù lao trong quyền tác giả, quyền liên quan quy định thế nào? Để hiểu rõ hơn về vấn đề này xin mời quý khách cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Xem thêm:
>> Chủ sở hữu quyền tác giả của tác phẩm điện ảnh có quyền sửa chữa, thay đổi tác phẩm hay không?
>> Tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất được xác định như thế nào?
>> Tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả được giữ bí mật thông tin tác phẩm
Nhuận bút, thù lao trong quyền tác giả, quyền liên quan.
Tiền nhuận bút, thù lao là gì?
Tiền nhuận bút, tiền thù lao được quy định cụ thể tại Nghị định 22/2018/NĐ-CP như sau:
- Nhuận bút đó là là khoản tiền do bên sử dụng tác phẩm trả cho tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả trong trường hợp chủ sở hữu quyền tác giả không đồng thời là tác giả.
- Thù lao là khoản tiền do bên sử dụng tác phẩm trả cho chủ sở hữu quyền tác giả; bên sử dụng cuộc biểu diễn trả cho người biểu diễn hoặc chủ sở hữu cuộc biểu diễn.
Như vậy, có thể hiểu tiền nhuận bút, tiền thù lao là khoản tiền mà bên thứ ba phải trả khi sử dụng tác phẩm, cuộc biểu diễn. Tuy nhiên, không phải tất cả các trường hợp sử dụng tác phẩm, cuộc biểu diễn đều phải trả tiền nhuận bút, tiền thù lao theo quy định các trường hợp được liệt kê tại khoản 1 Điều 25 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019 thì không phải trả tiền nhuận bút, thù lao.
“Điều 25. Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao
1. Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao bao gồm:
a) Tự sao chép một bản nhằm mục đích nghiên cứu khoa học, giảng dạy của cá nhân;
b) Trích dẫn hợp lý tác phẩm mà không làm sai ý tác giả để bình luận hoặc minh họa trong tác phẩm của mình;
c) Trích dẫn tác phẩm mà không làm sai ý tác giả để viết báo, dùng trong ấn phẩm định kỳ, trong chương trình phát thanh, truyền hình, phim tài liệu;
d) Trích dẫn tác phẩm để giảng dạy trong nhà trường mà không làm sai ý tác giả, không nhằm mục đích thương mại;
đ) Sao chép tác phẩm để lưu trữ trong thư viện với mục đích nghiên cứu;
e) Biểu diễn tác phẩm sân khấu, loại hình biểu diễn nghệ thuật khác trong các buổi sinh hoạt văn hóa, tuyên truyền cổ động không thu tiền dưới bất kỳ hình thức nào;
g) Ghi âm, ghi hình trực tiếp buổi biểu diễn để đưa tin thời sự hoặc để giảng dạy;
h) Chụp ảnh, truyền hình tác phẩm tạo hình, kiến trúc, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng được trưng bày tại nơi công cộng nhằm giới thiệu hình ảnh của tác phẩm đó;
i) Chuyển tác phẩm sang chữ nổi hoặc ngôn ngữ khác cho người khiếm thị;
k) Nhập khẩu bản sao tác phẩm của người khác để sử dụng riêng.
2. Tổ chức, cá nhân sử dụng tác phẩm quy định tại khoản 1 Điều này không được làm ảnh hưởng đến việc khai thác bình thường tác phẩm, không gây phương hại đến các quyền của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả; phải thông tin về tên tác giả và nguồn gốc, xuất xứ của tác phẩm.
3. Các quy định tại điểm a và điểm đ khoản 1 Điều này không áp dụng đối với tác phẩm kiến trúc, tác phẩm tạo hình, chương trình máy tính.”
Tiền nhuận bút, tiền thù lao trong quyền tác giả, quyền liên quan quy định thế nào?
Nguyên tắc xác định tiền nhuận bút, thù lao
Theo Điều 4 Nghị định 21/2015/NĐ-CP quy định về nguyên tắc trả tiền nhuận bút và tiền thù lao như sau:
- Nhuận bút, thù lao được trả trên cơ sở thỏa thuận giữa bên sử dụng tác phẩm và tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả. Trường hợp tác phẩm do Nhà nước đặt hàng, đấu thầu thì nhuận bút, thù lao được trả theo hợp đồng đặt hàng, đấu thầu.
- Mức nhuận bút, thù lao được xác định căn cứ vào loại hình, chất lượng, số lượng, hình thức khai thác, sử dụng và hiệu quả kinh tế, xã hội của tác phẩm.
- Việc phân chia tiền nhuận bút, tiền thù lao giữa các đồng tác giả, đồng chủ sở hữu quyền tác giả theo thỏa thuận hoặc mức độ đóng góp trong việc sáng tạo tác phẩm.
- Nhuận bút khuyến khích được trả cho tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm dành cho thiếu nhi, dân tộc thiểu số; tác giả là người Việt Nam sáng tạo tác phẩm trực tiếp bằng tiếng nước ngoài, người dân tộc Kinh sáng tạo tác phẩm trực tiếp bằng tiếng dân tộc thiểu số, người dân tộc thiểu số này sáng tạo tác phẩm trực tiếp bằng tiếng dân tộc thiểu số khác hoặc sáng tạo tác phẩm trong điều kiện khó khăn, nguy hiểm và những trường hợp đặc biệt khác.
- Trường hợp tác phẩm gốc được sử dụng làm tác phẩm phái sinh thì tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả của tác phẩm gốc được hưởng một phần trên tổng số nhuận bút khi tác phẩm phái sinh được khai thác, sử dụng.
- Tổ chức, cá nhân sử dụng nguồn kinh phí thuộc ngân sách nhà nước lập dự toán, thanh toán và quyết toán kinh phí trả nhuận bút, thù lao trong phạm vi nguồn kinh phí thuộc ngân sách nhà nước và các nguồn thu từ các hoạt động sự nghiệp, thu từ việc cho phép sử dụng các tác phẩm thuộc sở hữu nhà nước được giao cho đơn vị quản lý, nguồn tài trợ của các tổ chức, cá nhân và các nguồn thu hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
Tiền nhuận bút, tiền thù lao trong quyền tác giả, quyền liên quan quy định thế nào?
Có hai căn cứ xác định tiền nhuận bút, tiền thù lao là theo Biểu mức tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất và theo thỏa thuận, cụ thể:
Theo Biểu mức tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất
Biểu mức này được xây dựng bởi tổ chức đại diện quyền tác giả, quyền liên quan trong các trường hợp cụ thể tại khoản 1 Điều 43 Nghị định 22/2018/NĐ-CP. Tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả là một tổ chức phi lợi nhuận do các tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả thỏa thuận thành lập, hoạt động theo quy định của pháp luật để bảo vệ quyền tác giả. Hoạt động của tổ chức này theo ủy quyền của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan.
Theo thỏa thuận
Theo khoản 3 Điều 43 Nghị định 22/2018/NĐ-CP quy định tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng và tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan có trách nhiệm thỏa thuận về mức tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất và phương thức thanh toán.
Lưu ý: Báo cáo tiền nhuận bút, thù lao theo quy định thì tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan thực hiện chế độ báo cáo với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính và cơ quan chủ quản về biểu giá, phương thức thanh toán nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất, cách thức thực hiện việc phân chia tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất.
Các tranh chấp về nhuận bút, thù lao trong quyền tác giả, quyền liên quan
Các tranh chấp về nhuận bút, thù lao trong quyền tác giả, quyền liên quan là: Tranh chấp giữa tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, tổ chức phát sóng với người sử dụng quyền liên quan không phải xin phép nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao, vì lý do người sử dụng không phải trả tiền nhuận bút, thù lao hoặc làm ảnh hưởng đến việc khai thác hình thường cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng và gây phương hại đến quyền của người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, tổ chức phát sóng.
Trên đây là tư vấn của Phan Law Vietnam xin được thông tin đến quý khách. Nếu còn vướng mắc hoặc cần sự hỗ trợ pháp lý khác quý khách vui lòng liên hệ thông tin dưới đây để có thể được giải đáp nhanh nhất.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888 –Email: info@phan.vn
Liên hệ Văn phòng Luật Sư