Để được cấp văn bằng bảo hộ cho nhãn hiệu tại Việt Nam. Người chủ sở hữu của nhãn hiệu phải đáp ứng được các yêu cầu về quy trình và thủ tục đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam. Nếu đơn đăng ký đáp ứng được thì xem như là hợp lệ. Từ đó cơ quan có thẩm quyền mới có thể tiến hành xử lý đơn đăng ký. Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này cũng như những gì liên quan đến đăng ký nhãn hiệu. Phan Law Vietnam sẽ mang đến một vài thông tin hữu ích trong bài viết sau đây.
Hồ sơ để thực hiện thủ tục đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam

Trước khi chuẩn bị hồ sơ để thực hiện quy trình hay thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu. Người chủ đơn cần tìm hiểu những thông tin có liên quan về đăng ký nhãn hiệu. Nhãn hiệu là những gì được thể hiện dưới dạng từ ngữ, biểu tượng, hình ảnh. Hoặc là sự phối hợp giữa các yếu tố đó lại với nhau cùng kết hợp với một hay nhiều màu sắc. Đối với những nhãn hiệu sau khi được cục sở hữu trí tuệ cấp giấy phép chứng nhận đăng ký. Điều đó đồng nghĩa là người chủ của giấy chứng nhận đó được phép sử dụng độc quyền nhãn hiệu đó. Và tất nhiên sẽ không có một tổ chức hay cá nhân nào được phép sử dụng. Trừ trường hợp là được sự đồng ý của người chủ sở hữu.
Để đạt được điều đó, người chủ sở hữu cần nộp đơn để yêu cầu cơ quan có thẩm quyền cấp cho mình tờ giấy chứng nhận đó. Và đơn nộp phải đảm bảo có đủ các loại tài liệu sau:
– Tờ khai đăng ký nhãn hiệu theo mẫu của Cục Sở hữu trí tuệ ban hành
– Mẫu nhãn hiệu đăng ký
– Danh mục những ngành nghề sử dụng nhãn hiệu
– Tài liệu chứng minh quyền đăng ký
– Chứng từ nộp các khoản phí, lệ phí
– Giấy ủy quyền đăng ký ( ở trường hợp nộp đơn thông qua tổ chức đại diện )
– Các loại giấy tờ khác có liên quan
Hồ sơ đăng ký này khi được nộp sẽ trải qua quy trình có các bước sau:
– Thẩm định hình thức: 1 tháng kể từ ngày nộp đơn
– Công bố đơn hợp lệ: 2 tháng kể từ ngày đơn được chấp nhận hợp lệ
– Thẩm định nội dung đơn: 9 – 10 tháng
– Cấp văn bằng bảo hộ: 2 – 3 tháng

Một số lưu ý về thủ tục đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam
Người thực hiện thủ tục này cần chú ý thêm một số vấn đề sau:
– Đối với mỗi đơn đăng ký chỉ được phép cấp tối đa một văn bằng bảo hộ
– Các tài liệu và giấy tờ trong bộ hồ sơ đăng ký đều phải được soạn thảo và dịch ra bằng tiếng việt.
– Mọi tài liệu trong đơn đều phải được trình bày theo một kích thước quy định
– Phải điền đầy đủ các thông tin trong tài liệu và giấy tờ đăng ký
– Tài liệu được chấp nhận phải là được đánh máy hoặc in và không có dấu hiệu có việc sửa chữa. Nếu có sai sót về từ ngữ trong đơn đăng ký buộc phải sửa chữa. Thì yêu cầu phải có sự xác nhận.
– Các thuật ngữ trong tài liệu phải là thuật ngữ phổ thông
– Và các quy định khác có liên quan
Nếu còn cần thêm bất kỳ những thông tin nào về thủ tục đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam. Cũng như có yêu cầu tư vấn thêm và ý muốn sử dụng những dịch vụ đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam. Các khách hàng có thể liên hệ về với Văn phòng luật sư Phan Law Vietnam. Chúng tôi sẽ hỗ trợ mọi mặt có liên quan về nhãn hiệu cũng như những gì liên quan đến sở hữu trí tuệ.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 1900.599.995 – 0794.80.8888
Email: info@phan.vn