Tố tụng hành chính là trình tự giải quyết vụ án hành chính theo quy định của pháp luật tại toà án nhằm giải quyết các khiếu kiện đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan nhà nước, của công chức, cán bộ thuộc những cơ quan này.
Trình tự thực hiện hoạt động tố tụng hành chính
Khởi kiện và thụ lý vụ án hành chính
- Khi công dân, cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế thấy rằng quyết định, hành vi hành chính nào đó xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính để yêu cầu tòa hành chính giải quyết.
- Sau khi đã khiếu nại đến cơ quan hành chính Nhà nước, trong trường hợp không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại thì có quyền khiếu nại lên cấp trên trực tiếp của cơ quan nhà nước, người đã ra quyết định hành chính, hành vi mà theo quy định của pháp luật có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đó hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án có thẩm quyền.
- Sau khi nhận được đơn khởi kiện, Tòa hành chính phải xem xét nếu xét thấy không thuộc trường hợp trả lại đơn thì Tòa án thụ lý vụ việc kiện theo thẩm quyền.
Chuẩn bị xét xử
- Trong giai đoạn này, Toà hành chính thực hiện các công việc như yêu cầu các bên cung cấp thông tin, tài liệu,… Nếu thấy cần thiết Toà có thể thu thập chứng cứ, xem xét tại chỗ, trưng cầu giám định.
- Sau khi nhận thấy việc thu thập chứng cứ đã đầy đủ, Toà hành chính phải xem xét và đưa ra một trong các quyết định: Đưa vụ án ra xét xử, tạm đình chỉ vụ án; đình chỉ giải quyết vụ án.
Xét xử sơ thẩm
- Theo Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính, Hội đồng xét xử vụ án hành chính gồm một thẩm phán và hai hội thẩm nhân dân.
- Phiên tòa sơ thẩm được tiến hành với sự có mặt của đương sự hoặc người đại diện hợp pháp của họ.
- Đối với người làm chứng, người phiên dịch, người giám định thì tuỳ từng vụ án cụ thể mà Toà hành chính xét thấy cần có mặt hay không.
- Các quyết định của Hội đồng xét xử phải do các thành viên của hội đồng thảo luận và quyết định theo đa số.
Xét lại bản án và quyết định chưa có hiệu lực pháp luật theo thủ tục phúc thẩm
- Để bảo vệ quyền lợi cho các đương sự, trong tố tụng hành chính có quy định về quyền kháng cáo của đương sự và kháng nghị của Viện kiểm sát để yêu cầu toà án cấp trên xét xử lại vụ án theo thủ tục phúc thẩm.
- Xét lại bản án và quyết định chưa có hiệu lực pháp luật theo thủ tục phúc thẩm là một giai đoạn độc lập trong tố tụng hành chính. Giai đoạn này có nhiệm vụ sửa chữa những sai lầm và vi phạm của tòa án cấp sơ thẩm, bảo đảm việc áp dụng pháp luật đúng đắn và thống nhất.
- Theo Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính, Hội đồng xét xử phúc thẩm gồm ba thẩm phán.
Dịch vụ tố tụng hành chính
Phan Law Vietnam tham gia tố tụng hành chính tại tòa án nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho khách hàng trong các vụ việc khác nhau, luật sư của chúng tôi tham gia các vụ án hành chính sau:
- Khiếu kiện quyết định xử phạt vi phạm hành chính;
- Khiếu kiện quyết định áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm việc xử lý vi phạm hành chính;
- Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính trong việc áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính;
- Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính trong việc áp dụng hoặc thi hành biện pháp xử lý hành chính bằng một trong các hình thức giáo dục tại xã, phường, thị trấn; đưa vào trường giáo dưỡng; đưa vào cơ sở giáo dục; đưa vào cơ sở chữa bệnh; quản chế hành chính;
- Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính trong việc áp dụng biện pháp buộc tháo dỡ nhà ở, công trình, vật kiến trúc kiên cố khác;
- Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính trong việc cấp, thu hồi giấy phép về xây dựng cơ bản, sản xuất, kinh doanh; giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và chứng chỉ hành nghề hoặc khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính khác liên quan đến hoạt động kinh doanh, tài chính của thương nhân;
- Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính liên quan đến thương mại hàng hóa quốc tế hoặc trong nước;
- Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính liên quan đến chuyển giao tài chính trong nước và quốc tế, dịch vụ và cung ứng dịch vụ;
- Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính trong việc trưng dụng, trưng mua, tịch thu tài sản;
- Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính trong việc áp dụng thuế, thu thuế, truy thu thuế;
- Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính trong việc áp dụng phí, thu phí, lệ phí; thu tiền sử dụng đất;
- Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính trong quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ;
- Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính trong quản lý nhà nước về đầu tư;
- Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hải quan, công chức hải quan;
- Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính về quản lý hộ tịch;
- Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính đối với việc từ chối công chứng, chứng thực;
- Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính về quản lý đất đai trong trường hợp giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, trưng dụng đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất; bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng, tái định cư; cấp hoặc thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; gia hạn thời hạn sử dụng đất;
- Các khiếu kiện khác theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888 – Email: info@phan.vn
Liên hệ Văn phòng Luật Sư