Tố tụng hình sự là khái niệm thường gặp trong pháp luật hình sự. Vậy tố tụng hình sự là gì? Tố tụng hình sự bao gồm các giai đoạn nào? Các cơ quan nào tham gia vào các giai đoạn của tố tụng hình sự? Để tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này, hãy cùng Phan Law Vietnam theo dõi bài viết sau đây.
Xem thêm:
>> Trách nhiệm pháp lý khi gây tai nạn giao thông
>> Tính pháp lý và rủi ro của việc góp vốn mua nhà
>> Người chưa thành niên phạm tội
Tố tụng hình sự là gì?
Tố tụng hình sự là gì?
Tố tụng hình sự là những trình tự, thủ tục để xem xét, đánh giá một hành vi cụ thể có phải là tội phạm được quy định trong bộ luật hình sự hay không, người thực hiện hành vi có phải chịu trách nhiệm hình sự không và một số vấn đề liên quan đến thi hành án hình sự.
Mặc dù thủ tục tố tụng hình sự khác biệt đáng kể với các tài phán khác nhau, nhưng quá trình này thường bắt đầu bằng một cáo buộc hình sự chính thức với người bị xét xử hoặc được tại ngoại hoặc bị giam giữ, và dẫn đến việc kết án hoặc tha bổng cho bị cáo. Thủ tục tố tụng hình sự có thể là hình thức tố tụng hình sự tò mò hoặc bất lợi.
Những mối quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình tố tụng hình sự là các mới quan hệ giữa: cơ quan và người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng, giữa các cơ quan và người tiến hành tố tụng với người tham gia tố tụng được pháp luật tố tụng hình sự điều chỉnh, trong đó quy định các quyền và nghĩa vụ của cơ quan, người tiến hành tố tụng cũng như của người tham gia tố tụng.
Các giai đoạn của tố tụng hình sự
Các giai đoạn của tố tụng hình sự
Nhằm giúp toàn bộ quá trình giải quyết vụ án được diễn ra khách quan, công bằng, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người có liên quan, căn cứ vào phạm vi điều chỉnh của Bộ luật tố tụng hình sự, ta có thể chia các giai đoạn của tố tụng hình sự như sau:
Giai đoạn 1: Tiếp nhận, giải quyết nguồn tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố
Bộ Luật TTHS quy định cơ quan điều tra, viện kiểm sát và cơ quan khác được giao nhiệm vụ có trách nhiệm tiếp nhận và giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm và kiến nghị khởi tố. (Điều 145 Bộ luật TTHS)
Giai đoạn 2: Khởi tố, điều tra
Sau khi kết thúc giai đoạn giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm, cơ quan có thẩm quyền phải ra một trong các quyết định: khởi tố vụ án hình sự; không khởi tố vụ án; tạm đình chỉ việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố.
Giai đoạn này được bắt đầu từ khi cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền ra quyết định khởi tố vụ án hình sự và kết thúc bằng bản kết luận điều tra và đề nghị Viện kiểm sát truy tố bị can trước Tòa án hoặc đình chỉ vụ án hình sự.
Giai đoạn 3: Truy tố
Giai đoạn truy tố được bắt đầu từ khi Viện kiểm sát nhận được các tài liệu của vụ án hình sự (bao gồm cả kết luận điều tra và đề nghị truy tố) do Cơ quan điều tra chuyển đến và kết thúc bằng việc Viện kiểm sát ra một trong ba loại quyết định sau: Truy tố bị can trước Tòa án bằng bản cáo trạng (kết luận về tội trạng), trả lại hồ sơ để điều tra bổ sung, đình chỉ hay tạm đình chỉ vụ án hình sự.
Giai đoạn 4: Xét xử
Ngay sau khi nhận được hồ sơ vụ án kèm theo bản cáo trạng thì Tòa án phải thụ lý vụ án. Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày thụ lý vụ án, Chánh án Tòa án phải phân công Thẩm phán chủ tọa phiên tòa giải quyết vụ án.
Qua bài viết về tố tụng hình sự là gì, các giai đoạn của tố tụng hình sự trên, chúng tôi mong rằng bạn đã có thêm kiến thức pháp lý liên quan đến vấn đề này. Để được tư vấn chi tiết, hãy liên hệ với Phan Law Vietnam để được kết nối với các luật sư giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm nhất.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888 – Email: info@phan.vn
Tổng Đài Tư Vấn Hôn Nhân Gia Đình: 1900.599.995