Tội buôn lậu là một tội phạm nghiêm trọng vì nó có thể gây ra những hậu quả đáng ngại cho nền kinh tế và an ninh quốc gia. Vậy tội buôn lậu bị phạt như thế nào? Quý khách có thể tham khảo trong bài viết dưới đây.
Buôn lậu là gì?
Theo quy định tại Điều 188 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 thì buôn lậu là hành vi buôn bán qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại trái pháp luật hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý.
Tội buôn lậu bị phạt như thế nào?
Mức phạt tội buôn lậu được quy định tại Điều 188 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 như sau:
Mức phạt tội buôn lậu với cá nhân
Khung 1:
Người nào buôn bán qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại trái pháp luật hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc dưới 100.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
- Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi buôn lậu hoặc tại một trong các điều 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196 và 200 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
- Vật phạm pháp là di vật, cổ vật.
Khung 2:
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
- Có tổ chức;
- Có tính chất chuyên nghiệp;
- Vật phạm pháp trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
- Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
- Vật phạm pháp là bảo vật quốc gia;
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
- Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
- Phạm tội 02 lần trở lên;
- Tái phạm nguy hiểm.
Khung 3:
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 1.500.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
- Vật phạm pháp trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;
- Thu lợi bất chính từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng.
Khung 4:
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:
- Vật phạm pháp trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên;
- Thu lợi bất chính 1.000.000.000 đồng trở lên;
- Lợi dụng chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh hoặc hoàn cảnh đặc biệt khó khăn khác.
Hình phạt bổ sung:
Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Mức phạt tội buôn lậu với pháp nhân thương mại
Pháp nhân thương mại phạm tội buôn lậu thì bị phạt như sau:
– Phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng nếu phạm tội mà thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng;
- Hàng hóa trị giá dưới 200.000.000 đồng nhưng là di vật, cổ vật;
- Hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi buôn lậu hoặc tại một trong các điều 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196 và 200 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
- Phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, h và i khoản 2 Điều 188 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017.
– Phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 7.000.000.000 đồng nếu phạm tội thuộc trường hợp quy định sau:
- Vật phạm pháp trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;
- Thu lợi bất chính từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng.
- Phạt tiền từ 7.000.000.000 đồng đến 15.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau:
- Vật phạm pháp trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên;
- Thu lợi bất chính 1.000.000.000 đồng trở lên;
- Lợi dụng chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh hoặc hoàn cảnh đặc biệt khó khăn khác.
- Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;
- Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.
Tại sao nên sử dụng dịch vụ Luật sư tại Phan Law Vietnam?
Dưới đây là một số lý do nên sử dụng dịch vụ Luật sư tại Phan Law Vietnam để bào chữa cho tội buôn lậu:
- Chuyên môn và kinh nghiệm: Luật sư có kiến thức chuyên sâu về pháp luật liên quan đến tội buôn lậu. Họ có kinh nghiệm làm việc với các cơ quan pháp luật và có thể đưa ra các chiến lược hiệu quả để bảo vệ quyền lợi và lợi ích của khách hàng.
- Đại diện và hỗ trợ: Luật sư đại diện và hỗ trợ khách hàng trong toàn bộ quá trình pháp lý, từ việc chuẩn bị tài liệu đến tham gia phiên tòa.
- Điều tra và thu thập thông tin: Luật sư sẽ thực hiện các hoạt động điều tra, thu thập thông tin để tìm kiếm bằng chứng, giúp bào chữa hiệu quả cho khách hàng.
- Tư vấn pháp lý: Luật sư sẽ tư vấn cho khách hàng về quy trình pháp lý, giúp khách hàng hiểu rõ hơn về các quy định pháp luật liên quan đến tội buôn lậu và các quy trình bào chữa tội danh này.
- Bảo vệ lợi ích: Luật sư sẽ nỗ lực để bảo vệ lợi ích của khách hàng và giảm thiểu những hậu quả xấu của tội danh buôn lậu gây ra. Họ sẽ làm việc với các cơ quan liên quan để đạt được kết quả tốt nhất cho khách hàng của mình.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888 – Email: info@phan.vn
Liên hệ Văn phòng Luật Sư