Thương nhân có thể bị xử phạt hành chính nếu tăng giá bất hợp lý trong mùa dịch. Đây là một trong số các quy định tại Nghị định 109/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn.
Xem thêm:
>> Nanogen xúc tiến đề nghị cấp phép khẩn cấp cho vaccine phòng chống Covid
>> Bỏ quyền sở hữu trí tuệ vacxin COVID-19: Tưởng dễ nhưng lắm gian nan!
>> Những điều cần biết về quy định đốt pháo hoa năm 2021
Dịch bệnh diễn biến phức tạp, giá hàng hóa, nông sản tăng cao
Theo quyết định giãn cách xã hội tại TPHCM thì hầu hết các chợ đầu mối đều tạm ngưng hoạt động. Ở các địa điểm còn mở bán thì tiểu thương không nhập hàng về nhiều trong khi nhu cầu mua của người dân tăng vọt. Do lượng cung thấp hơn cầu khiến giá hàng hóa, đặc biệt là lương thực, thực phẩm bị đẩy lên khá cao.
Ngoài ra do phải điều chỉnh phương thức giao hàng từ xe lớn chuyển sang xe nhỏ, cùng với các khoản phí khác chi phí xét nghiệm, chi phí thời gian… khiến giá nhập hàng tăng, dẫn đến giá bán trên thị trường cũng biến động theo.
Theo ghi nhận, nhiều loại thực phẩm tươi sống, giá đã tăng thêm khoảng 30 đến 40% so với vài ngày trước đó. Các mặt hàng tăng giá nhiều nhất bao gồm: thịt lợn, thịt gà, rau cải, chanh tươi, hành lá, rau gia vị,… Một số nơi, giá tăng gấp đôi thậm chí gấp 3 lần so với thời điểm trước dịch.
Tại các siêu thị, cửa hàng tiện lợi thì giá bán các mặt hàng thực phẩm tươi sống cũng đã tăng vì những lý do tương tự. Tuy nhiên, so với mức tăng đột biến ngoài chợ truyền thống, giá nhiều mặt hàng thịt heo, thịt gà, trứng gà/vịt, rau củ… khá bình ổn.
Thương nhân có thể bị xử phạt hành chính nếu tăng giá bất hợp lý trong mùa dịch
Trước phản ánh của người dân về giá hàng hóa tăng cao, Bộ công thương đã chỉ đạo các ban ngành tiến hành xem xét và xử lý, tránh tình trạng các cá nhân, tổ chức lợi dụng dịch bệnh để tăng giá phi mã, ảnh hưởng đến người tiêu dùng.
Thương nhân có thể bị xử phạt hành chính nếu tăng giá bất hợp lý trong mùa dịch
Hành vi tăng hoặc giảm giá hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý được quy định tại Nghị định 109/2013/NĐ-CP như sau:
Điều 13. Hành vi tăng hoặc giảm giá hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý
- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu hàng hóa, dịch vụ bán tăng giá có tổng giá trị đến 50.000.000 đồng, đối với một trong những hành vi tăng giá sau:
a) Tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ cao hơn mức giá đã kê khai hoặc đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
b) Tăng giá theo giá ghi trong Biểu mẫu đăng ký hoặc văn bản kê khai giá với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền nhưng cơ quan nhà nước có thẩm quyền có văn bản yêu cầu giải trình mức giá đăng ký hoặc kê khai hoặc có văn bản yêu cầu đình chỉ áp dụng mức giá mới và thực hiện đăng ký lại, kê khai lại mức giá.
Thêm vào đó, đối với hành vi lợi dụng khủng hoảng kinh tế, thiên tai, địch họa, hỏa hoạn, dịch bệnh và điều kiện bất thường, lợi dụng chính sách của Nhà nước để định giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý, Điều 17 Nghị định 109/2013/NĐ-CP quy định về mức xử phạt như sau:
- Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng khủng hoảng kinh tế, thiên tai, địch họa, hỏa hoạn, dịch bệnh và điều kiện bất thường khác, lợi dụng chính sách của Nhà nước để định giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý.
- Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc nộp vào ngân sách nhà nước số tiền thu lợi do định giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý”.
Việc kiểm tra và xử phạt hành chính đối với thương nhân tăng giá bất hợp lý trong mùa dịch Covid-19 là cần thiết, đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng. Mong rằng trong thời gian tới, cơ quan chức năng sẽ quản lý chặt chẽ hơn vấn đề này, giúp người dân an tâm hơn.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888 – Email: info@phan.vn
Liên hệ Văn phòng Luật Sư