Các bước tra cứu doanh nghiệp mới thành lập
Để tra cứu doanh nghiệp mới thành lập tại Việt Nam, bạn có thể thực hiện các bước như sau:
Trước tiên, bạn truy cập vào trang web của Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và chọn mục “Tìm doanh nghiệp”. Tiếp theo, bạn sẽ nhập tên doanh nghiệp cần tra cứu, mã số doanh nghiệp rồi nhấn “Tìm kiếm” để xem kết quả.
Bạn cũng có thể tra cứu qua các trang thông tin của Sở Kế hoạch và Đầu tư ở địa phương mà doanh nghiệp đặt trụ sở chính, như Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. HCM, Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội,… hoặc tra cứu doanh nghiệp mới thành lập thông qua mã số thuế, thao tác trên Cổng thông tin của Tổng Cục Thuế Việt Nam.
Ngoài ra, các dịch vụ tra cứu trực tuyến và các ứng dụng di động hiện nay cũng là những công cụ hữu ích để tra cứu doanh nghiệp mới thành lập.
Thủ tục thành lập doanh nghiệp 2024
Thành lập một doanh nghiệp tại Việt Nam năm 2024 cần thực hiện một số bước cơ bản và theo đúng quy trình quy định.
Trước tiên, người thành lập cần chuẩn bị hồ sơ thành lập doanh nghiệp. Điều này bao gồm việc chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp, như doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH (một thành viên hoặc hai thành viên trở lên), công ty cổ phần hoặc công ty hợp danh.
Hồ sơ tài liệu thành lập doanh nghiệp chủ yếu bao gồm: đơn đề nghị đăng ký doanh nghiệp, điều lệ công ty, danh sách thành viên hoặc cổ đông sáng lập và giấy tờ nhân nhân của người đại diện theo pháp luật cùng các thành viên hoặc cổ đông. Tùy theo loại hình doanh nghiệp có thể có thêm các loại văn bản, giấy tờ khác.
Hồ sơ có thể được nộp tại Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính, nộp qua bưu điện hoặc nộp trực tuyến qua Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Thời gian xử lý hồ sơ thường dao động từ 05 – 07 ngày làm việc. Khi hồ sơ được duyệt, doanh nghiệp sẽ nhận được Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Sau khi nhận Giấy chứng nhận, doanh nghiệp cần thực hiện các thủ tục bổ sung như khắc con dấu, mở tài khoản ngân hàng, công bố thông tin doanh nghiệp, lưu trữ hồ sơ và tài liệu liên quan, thực hiện nghĩa vụ thuế và báo cáo thuế theo quy định pháp luật, đồng thời, cũng phải tuân thủ các quy định về bảo hiểm xã hội và lao động.
Các lưu ý khi thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam
Thứ nhất, người thành lập doanh nghiệp cần quan tâm ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp có đáp ứng các tiêu chí, điều kiện theo quy định pháp luật hay không. Đặc biệt, các nhà đầu tư nước ngoài phải kiểm tra ngành nghề kinh doanh có thuộc trường hợp bị cấm hoặc bị hạn chế kinh doanh tại Việt Nam không.
Nhiều ngành nghề có quy định mức vốn pháp định (vốn tối thiểu) để được phép kinh doanh. Nhiều ngành nghề lại đòi hỏi các giấy chứng nhận, giấy phép con liên quan đến điều kiện về cơ sở vật chất, nhân sự hoặc trình độ chuyên môn.
Thứ hai, người thành lập doanh nghiệp phải chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp. Đối với doanh nghiệp tư nhân, chủ doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình. Song, đối với công ty TNHH, chủ công ty hoặc thành viên công ty chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi vốn góp cho công ty.
Thứ ba, tên doanh nghiệp không được trùng lặp hoặc gây nhầm lẫn với tên các doanh nghiệp đã đăng ký, không gây nhầm lẫn với nhãn hiệu hoặc tên thương mại đã được xác lập quyền sở hữu trí tuệ trước đó, nếu trùng hoặc nhầm lẫn, có quan đăng ký có thể từ chối đăng ký doanh nghiệp.
Cuối cùng, việc xác định địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp cũng quan trọng. Cơ quan có thẩm quyền có thể kiểm tra xem thực tế doanh nghiệp có hoạt động tại địa điểm kinh doanh đó hay không để làm cơ sở quản lý doanh nghiệp.
Những bước trên là hướng dẫn cơ bản để tra cứu doanh nghiệp mới thành lập và thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam trong năm 2024. Tuy nhiên, do các quy định có thể thay đổi theo từng địa phương và loại hình doanh nghiệp, Quý Khách hàng nên tham khảo thêm thông tin từ cơ quan chức năng hoặc tư vấn pháp lý để đảm bảo tuân thủ đầy đủ quy định hiện hành.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888
Email: info@phan.vn
Liên hệ Văn phòng Luật Sư