Dự án Luật điện ảnh sửa đổi đang được trình Quốc hội cho ý kiến được kỳ vọng mở ra thêm những cơ hội phát triển cho điện ảnh Việt Nam. Một trong những nội dung đáng chú ý của Dự thảo Luật Điện ảnh là việc phổ biến phim trên không gian mạng (OTT). Ban Soạn thảo đã đề ra hai phương án tiền kiểm hoặc hậu kiểm, đưa ra điều cấm cụ thể để nhà sản xuất, phát hành tự chịu trách nhiệm khi phổ biến.
Xem thêm:
>> Nhà nước quản lý: chủ sở hữu Quốc ca, ghi âm phải được Nhà nước cho phép
>> Khởi tố phimmoi.net đây là “Dấu mốc cực kỳ quan trọng trong xử lý vi phạm bản quyền phim”
>> Việc Phimmoi.net vi phạm bản quyền quy mô ở tầm quốc tế
Trước giờ bấm nút – tiền kiểm hay hậu kiểm?
Với sự tham gia của các vị khách mời
- Ông Bùi Hoài Sơn, Ủy viên thường trực Ủy ban Văn hóa giáo dục của Quốc hội
- Luật sư Hà Thị Kim Liên, trưởng chi nhánh VP Luật sư Phan Law VN chi nhánh Hà Nội
- Ông Bảo Thái, Thành viên HĐQT Cty Cổ phần VieON
Từ phim kinh điển cho đến phim mới ra mắt, từ phim trong nước đến phim nước ngoài, trên nên tảng số, khán giả có vô vàn lựa chọn. Và cũng không thiếu những lựa chọn máu me, bạo lực như thế này. Phổ biến phim trên không gian mạng thực tế vẫn đang diễn ra và thậm chí ngày càng phát triển. Đáng chú ý, các máy chủ của ứng dụng xem phim chủ yếu đặt ở nước ngoài.
Luật sư HOÀNG TRỌNG GIÁP: “Với trình độ tiếp cận internet, trình độ ngoại ngữ của người dân cao như hiện nay thì việc tiếp cận là rất dễ dàng và ngày càng phổ biến. Vì vậy cần có quy định cụ thể để công bằng đối với các đơn vị phát hành trong nước.”
Khán giả tiếp cận ngày càng tăng nhưng sự kiểm soát của cơ quan chức năng trong lĩnh vực này chưa có sự tăng tương ứng.
GS. TS TỪ THỊ LOAN, Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam:“Nếu mà có những thông tin rất là sai lệch về những vấn đề nóng bỏng của đất nước, vấn đề về tham nhũng, tiêu cực, đời tư cá nhân, lãnh đạo cao cấp, những nhân vật có ảnh hưởng trong xã hội mà cứ bị nói dối, bị xuyên tạc mà chúng ta không có một tiếng nói gì phản bác và đối thoại sẽ dần dần dẫn dắt dư luận gây xói mòn niềm tin…”
Đã đến lúc cần có những chế tài quản lý, luật hóa những quy định kiểm soát phim trên không gian mạng.
Phổ biến phim trên mạng
Kỉ nguyên số mở ra nhiều cơ hội mới với nhiều ngành nghề, trong đó có điện ảnh. Phổ biến phim trên không gian mạng vốn vẫn đang diễn ra tự phát, nay sẽ được luật hóa. Điều này đòi hỏi không chỉ cơ chế kiểm soát và còn cả những cơ chế bảo vệ liên quan.
Có nhiều ý kiến cho rằng, để kiểm soát phim trên không gian mạng đòi hỏi cơ quan quản lý cũng phải có hạ tầng công nghệ kĩ thuật tương ứng. Nội dung phim ảnh khi đã đưa lên không gian mạng nếu có những nội dung độc hại vi phạm luật cấm thì không thể thu hồi, xử lý ngay và triệt để được.
Về phổ biến phim tại các Điều 19, 21, 22, phổ biến phim tại hệ thống rạp chiếu phim và địa điểm chiếu phim công cộng thì phải được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phân loại phim. Còn đối với phổ biến phim trên không gian mạng thì chủ thể phổ biến phim tự thực hiện phân loại phim.
Phổ biến phim trên không gian mạng cần có hành lang pháp lý chặt chẽ. Cũng giống như phim chiếu rạp, các phim trên không gian mạng cũng cần có 1 cơ chế thẩm định, phân loại để tiếp cận với những đối tượng phù hợp. Tuy nhiên, với hình thức phổ biến mới, hình thức thẩm định cũng đòi hỏi những thay đổi mới. Câu chuyện tiền kiểm hay hậu kiểm phim phát hành trên không gian mạng là một vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm.
Để phổ biến phim trên nền tảng truyền hình của mình, doanh nghiệp này phải được cấp giấy phép theo Nghị định 06 về quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ phát thanh, truyền hình. Các sản phẩm phim ảnh đều phải thông qua các khâu tiền kiểm chặt chẽ, ngoài ra lợi nhuận thu được trích nộp thuế và ngân sách theo đúng quy định nhà nước.
Ông TRỊNH HÙNG HẠNH, Giám đốc SCTV Hà Nội: “Để phim được phổ biến trên hệ thống truyền dẫn của chúng tôi thì phim phải qua 1 phòng ban kiểm tra về nội dung, biên tập lại nếu cần rồi mới được phổ biến.”
Tương tự với các dịch vụ truyền hình trả tiền, các nhà cung nội dung qua internet hay còn gọi là OTT đều phải trải qua quy trình tương tự. Trong khi các OTT trong nước chấp hành đúng quy định, thì OTT xuyên biên giới thản nhiên hoạt động mà không chịu sự điều chỉnh nào. Thống kê sơ bộ từ Bộ Thông tin Truyền thông, hàng nghìn tỷ đồng tiền thuê bao đã chảy về túi của những kênh OTT không phép như NetFlix, iQiYi, WeTV… Điều này gợi nhớ chúng ta về cuộc cạnh tranh không cân sức giữa taxi công nghệ như uber, grab với taxi truyền thống trước đây.
Đặc biệt, việc không có sự kiểm soát về mặt nội dung khiến cho người xem phải hứng chịu sự độc hại và những thông tin sai lệch tràn lan.
Ông TRỊNH HÙNG HẠNH, Giám đốc SCTV Hà Nội: “Sản phẩm này nó không giống như những sản phẩm thông thường khác, không phải cứ gỡ xuống là được. Trước khi gỡ xuống thì người ta đã tải về và đăng tải nền tảng khác…”
Bà NGUYỄN THỊ VIỆT NGA, Đại biểu Quốc hội tỉnh Hải Dương: “Cái quan trọng là chúng ta phải kiểm soát được các khâu để tránh làm lọt…”
Tuy nhiên, việc tiền kiểm khối lượng phim lớn trên mạng đòi hỏi nguồn nhân lực và các điều kiện kĩ thuật không lồ mà chúng ta chưa đáp ứng được. Vì vậy, hậu kiểm – tức yêu cầu đơn vị phổ biến, phát hành hành phim tự phân loại và tự chịu trách nhiệm về sản phẩm của mình là giải pháp mà ban soạn thảo Luật Điện ảnh đưa ra và nhiều đại biểu ủng hộ. Để phương án hậu kiểm hiệu quả, các điều cấm được quy định chặt chẽ hơn, chế tài xử phạt cao hơn đã đem đến sự đồng thuận cho nhiều doanh nghiệp.
Ông LÊ ĐÌNH CƯỜNG, Tổng thư kí, Phó Chủ tịch Hiệp hội Truyền hình trả tiền: “Tôi tin là khi đã được thông qua thì luật sẽ đảm bảo sự công bằng…”
Để không xảy ra hiện tượng “uber” trong lĩnh vực điện ảnh, các quy định, điều khoản trong luật cần tạo sự công bằng, bình đẳng giữa các nền tảng phân phối phim. Điều khoản cần có sự khả thi, tránh đưa ra nhưng không làm được, khiến những đối tượng cần điều chỉnh thì nhởn nhơ còn những đối tượng đáng lẽ ra phải được bảo hộ thì khó trên, khó dưới.
Liệu có xảy ra “Uber lĩnh vực điện ảnh”
Có thể thấy, phương án hậu kiểm nhận được nhiều sự đồng tình, tuy nhiên còn đó những băn khoăn về sự bình đẳng giữa các OTT trong nước và OTT nước ngoài. Đơn cử nếu có vi phạm, xử phạt OTT trong nước và yêu cầu gỡ bỏ rất đơn giản. Nhưng với các DN có máy chủ đặt tại nước ngoài thì sao? Liệu có phạt được không?
Cùng một nội dung phổ biến phim nhưng lại có sự phân biệt đối xử thông qua việc tiền kiểm và hậu kiểm. Như vậy là chưa tạo điều kiện để cho nền điện ảnh nước nhà phát triển. Trong khi các nền tảng OTT xuyên biên giới trong thực tế đã có các vi phạm. Và đặc biệt không thể dùng lý do khó khăn về nhân lực để lý giải cho quy định hậu kiểm đối với phổ biến phim trong khi các công đoạn tiền kiểm hiện nay đang được số hoá.
Có thể thấy lo ngại phổ biến đối với phương án tiền kiểm phim trên không gian mạng là thiếu nhân lực kiểm soát trong khi lượng phim quá lớn, còn lo ngại lớn nhất với phương án hậu kiểm là có khả năng để lọt những sản phẩm xấu độc, gây ra tác hại nghiêm trọng với người xem. Kết hợp hai hình thức này là phương án đang được ban soạn thảo đề xuất.
Luật sư Hà Thị Kim Liên.
Theo luật sư Hà Thị Kim Liên, việc áp dụng hậu kiểm đối với nội dung phim phát hành trên không gian mạng liệu có gây ra sự bất công đối với chính nội dung phim đó khi chiếu rạp hay không? Bởi nhiều ý kiến cho rằng, điều quan trọng là phải đảm bảo tính bình đẳng và nhất quán đối với việc kiểm duyệt nội dung trước khi phổ biến phim. Nếu thực tế chúng ta đã và đang làm rất tốt công tác tiền kiểm đối với tất cả nội dung trên hệ thống truyền hình, rạp chiếu phim thì cũng nên áp dụng tiền kiểm đối với nội dung phim trên không gian mạng (OTT).
Thảo luận về Luật Điện ảnh (sửa đổi) liên quan đến nội dung phổ biến phim trên không gian mạng tại kỳ họp thứ 3, nhiều ý kiến tranh luận liên quan đến tiền kiểm hay hậu kiểm trong việc phổ biến phim, các đại biểu cho rằng cần phải nghiên cứu để đảm bảo sự công bằng, nhất quán trong việc kiểm duyệt nội dung phim giữa doanh nghiệp trong nước với các OTT xuyên biên giới. Xin mời các vị khách, mời quý khán giả theo dõi một vài ý kiến sau.
VTR Ông TRẦN VĂN KHẢI, ĐBQH tỉnh Hà Nam:“Đối với một xã hội số, một không gian mạng mênh mông, không biên giới như hiện nay, tôi nghĩ quy định tiền kiểm là bất khả thi và không phù hợp với thông lệ quốc tế. Tôi đồng tình với quy định hậu kiểm đối với hình thức phổ biến phim trên không gian mạng.”
Ông NGUYỄN MẠNH CƯỜNG, ĐBQH tỉnh Quảng Bình: “Dịch vụ OTT là dịch vụ có nhiều ưu điểm, là xu thế toàn cầu trong bối cảnh cách mạng 4.0 và cũng rất khác với phim chiếu rạp, số lượng phim thì rất lớn, liên tục cập nhật, qua dịch vụ này, nếu tiền kiểm thì khó khả thi và khó bảo đảm tính kịp thời. Hiện nay chúng ta mới kiểm duyệt 350 phim, còn tồn đọng hàng nghìn phim thì cái này rất khó khả thi tiền kiểm có hạn chế là doanh nghiệp OTT mất chủ động, người dân thì mất cơ hội tiếp cận nhiều phim hơn, tiếp cận sớm đối với phim, làm tăng tính kiểm duyệt, tăng thủ tục tuân thủ, không phù hợp với thông lệ chung của quốc tế. Tiền kiểm trong nhiều trường hợp vẫn phải hậu kiểm. Quy định hậu kiểm như vậy sẽ mang lợi ích là giảm chi phí quản lý, lợi ích cho người dân và cho doanh nghiệp, phù hợp với thông lệ quốc tế phù hợp với bối cảnh hội nhập.”
Ông TRƯƠNG TRỌNG NGHĨA, ĐBQH Thành phố Hồ Chí Minh: “Các nền tảng OTT xuyên biên giới xâm nhập thị trường, chuyện tiền kiểm là bất khả thi vì sao điện ảnh trong nước là phải tiền kiểm, làm như thế là điện ảnh Việt Nam bị ràng buộc, bị cản trở rất nhiều và mất đi sự cạnh tranh đối với OTT xuyên biên giới. OTT xuyên biên giới đâu có nghĩa vụ bảo vệ chủ quyền Việt Nam, đâu có nghĩa vụ bảo tồn bản sắc Việt Nam. Tôi nghĩ là nên bỏ nguyên tắc tiền kiểm đối với điện ảnh Việt Nam, tạo ra sự bình đẳng với OTT nước ngoài.”
Ông PHẠM TRỌNG NHÂN, ĐBQH tỉnh Bình Dương: “Dự thảo lại xây dựng cơ chế hậu kiểm đối với phổ biến phim trên không gian mạng mà điển hình là các nền tảng streaming xuyên biên giới tại điểm a, khoản 2 Điều 18, điểm b, khoản 2 Điều 21 và khoản 1 Điều 27. Trong khi để các nền tảng này tự do đi lại trên mặt trận văn hoá thời gian qua đã gây ra nhiều tổn thương về văn hoá không hề nhỏ đối với nền tảng tinh thần của xã hội. Gỡ bỏ những nội dung sai phạm là một việc làm không nhiều ý nghĩa vì người xem đã kịp tải xuống và đăng tải trên các nền tảng khác. iệc xem các nội dung trên nền tảng này mọi lúc mọi nơi thì có biện pháp nào để thực hiện các biện pháp kỹ thuật cần thiết để cha mẹ, những người giám sát trẻ em tự kiểm soát, quản lý, đảm bảo cho trẻ em xem phim được phổ biến trên không gian mạng phù hợp với trình độ và độ tuổi.”
Tiền kiểm hay hậu kiểm
Trên nghị trường QH, khi thảo luận về dự án Luật điện ảnh sửa đổi, về điều 21, phổ biến phim trên không gian mạng vẫn còn ý kiến khác nhau và ban soạn thảo đã đưa ra hai phương án. Điều 21 dự thảo luật, có tới 9 khoản về các yêu cầu mà tổ chức, cá nhân phổ biến phim trên mạng phải tuân thủ như phải thông báo với Bộ VHTT&DL, gỡ bỏ phim trong 24 giờ khi cơ quan nhà nước yêu cầu hay dừng cung cấp dịch vụ khi có yêu cầu, nhiều người cho rằng, những quy định này lằng nhằng, rất khó làm. Quan điểm của các vị khách mời như thế nào?
Về vấn đề phân loại đối với phim có yếu tố chính trị, quốc phòng, an ninh, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, trên thực tế, khi chưa thực hiện thẩm định cấp phép phân loại phim, rất khó xác định phim có yếu tố về chính trị, quốc phòng, an ninh trước khi phổ biến trên không gian mạng.
Việc nghiên cứu để đảm bảo nguyên tắc bình đẳng, cạnh tranh giữa các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động điện ảnh như mục tiêu của dự án Luật đề ra là trách nhiệm mà các đại biểu Quốc hội cần phải gánh vác để môn nghệ thuật thứ 7 này phát triển và thực hiện sứ mệnh lớn lao của mình là góp phần xây dựng một nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, trở thành một nền công nghiệp theo đúng nghĩa. Luật Điện ảnh đã và đang được Quốc hội xem xét sửa đổi toàn diện, theo kế hoạch, sẽ được bấm nút thông qua tại kỳ họp này.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888 – Email: info@phan.vn
Liên hệ Văn phòng Luật Sư
Thực hiện : Truyền hình Quốc hội Việt Nam
Nguồn: https://www.quochoitv.vn/truoc-gio-bam-nut-tien-kiem-hay-hau-kiem