Cùng với xu thế hội nhập quốc tế, trong những năm gần đây các doanh nghiệp Việt Nam đã có những nỗ lực không ngừng để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của mình ra thị trường nước ngoài. Do đó, bài viết dưới đây sẽ tư vấn cho các bạn các vấn đề liên q uan đến đăng ký nhãn hiệu quốc tế để bảo vệ tối ưu quyền và lợi ích của các bạn. Mong rằng bài viết của chúng tôi sẽ hữu ích và hỗ trợ được cho mọi người.
Xem thêm:
>> Đơn đăng ký nhãn hiệu quốc tế có chỉ định Việt Nam
>> Đăng ký nhãn hiệu quốc tế tại Việt Nam theo Nghị định thư Madrid
>> Thuật ngữ nhãn hiệu là gì? Có nên đăng ký nhãn hiệu không?
Làm sao để bảo hộ nhãn hiệu ra quốc tế?
Đăng ký nhãn hiệu quốc tế được hiểu như thế nào?
Đăng ký nhãn hiệu quốc tế được hiểu là việc tổ chức, cá nhân thực hiện quy trình các bước của thủ tục đăng ký bảo hộ độc quyền nhãn hiệu dùng cho những sản phẩm/dịch vụ tại các quốc gia mà bản thân họ mong muốn.
Việc đăng ký bảo hộ không phải là thủ tục bắt buộc nhưng lại là điều cần thiết phải thực hiện vì:
- Đảm bảo tối ưu quyền, lợi ích hợp pháp của họ
- Tránh việc sao chép, gây nhầm lẫn giữa các cá nhân, tổ chức cùng kinh doanh những sản phẩm/dịch vụ giống nhau
- Phát triển thị trường kinh doanh
- Quảng bá sản phẩm, dịch vụ ra thị trường quốc tế.
Nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu quốc tế tại cơ quan nào?
Khi chủ sở hữu của nhãn hiệu muốn thực hiện quy trình đăng ký nhãn hiệu ở nước ngoài thì có thể lựa chọn các cách sau:
- Thông qua tổ chức đại diện sở hữu trí tuệ của nước ngoài để nộp đơn đăng ký nhãn hiệu trực tiếp tại các nước đó.
- Đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu được nộp cho văn phòng quốc tế thông qua cục sở hữu trí tuệ. Cục sở hữu trí tuệ sẽ có trách nhiệm chuyển đơn yêu cầu đăng ký cho văn phòng quốc tế trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhận được đủ tài liệu, đơn hợp lệ theo quy định.
Những lưu ý khi thực hiện đăng ký nhãn hiệu quốc tế là gì?
Phan Law Vietnam xin gửi đến các bạn một vài lưu ý nhỏ trong quá trình đăng ký nhãn hiệu quốc tế như sau:
- Người nộp đơn phải bảo đảm các thông tin (tên, địa chỉ của người nộp đơn, hàng hoá, dịch vụ và phân nhóm hàng hoá, dịch vụ,…) trong tờ khai đăng ký là chính xác
- Trong tờ khai cần chỉ rõ nước hoặc các nước muốn đăng ký nhãn hiệu (chỉ là Thành viên Thoả ước Madrid, chỉ là Thành viên Nghị định thư Madrid hoặc đồng thời cả hai)
- Đơn đăng ký chỉ định quốc gia muốn được bảo hộ nhãn hiệu là thành viên của Thoả ước Madrid và không chỉ định bất kỳ quốc gia nào là thành viên Nghị định thư Madrid phải được viết bằng tiếng Pháp.
- Đơn đăng ký chỉ định ít nhất một quốc gia là thành viên của Nghị định thư Madrid, kể cả đồng thời chỉ định quốc gia là thành viên của Thoả ước Madrid phải được viết bằng tiếng Anh hoặc tiếng Pháp.
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về đăng ký nhãn hiệu quốc tế. Hãy liên hệ với chúng tôi khi bạn có những vấn đề pháp lý đang vướng mắc để được tư vấn chi tiết và đảm bảo đúng pháp luật qua thông tin dưới đây.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888 – Email: info@phan.vn
Liên hệ Văn phòng Luật Sư