Đăng ký nhãn hiệu không còn là khái niệm xa lạ với các chủ thể kinh doanh. Tuy nhiên, hiện trạng thủ tục đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu chưa phải là thủ tục bắt buộc. Điều này dẫn đến thực trạng có rất nhiều chủ sở hữu nhãn hiệu có tâm lý chủ quan khi thực hiện thủ tục này, dẫn đến kết quả thủ tục không hoàn chỉnh hoặc phát sinh nhiều vấn đề pháp lý liên quan làm kéo dài thời gian xử lý.
Xem thêm:
>> Lưu ý khi đăng ký nhãn hiệu cá nhân
>> Lưu ý khi đăng ký nhãn hiệu tập thể
>> Điều kiện đăng ký nhãn hiệu cho doanh nghiệp
Bảo vệ tài sản sở hữu công nghiệp
Nhãn hiệu là tài sản như thế nào?
Nhãn hiệu là một trong những tài sản sở hữu trí tuệ cực kỳ quan trọng đối với bất kỳ doanh nghiệp, cá nhân hoạt động kinh doanh. Nhãn hiệu được chia thành nhiều loại khác nhau và được pháp luật định nghĩa chi tiết từ khoản 16 đến khoản 20 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành như sau:
“16. Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.
- Nhãn hiệu tập thể là nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các thành viên của tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của tổ chức đó.
- Nhãn hiệu chứng nhận là nhãn hiệu mà chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng trên hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân đó để chứng nhận các đặc tính về xuất xứ, nguyên liệu, vật liệu, cách thức sản xuất hàng hóa, cách thức cung cấp dịch vụ, chất lượng, độ chính xác, độ an toàn hoặc các đặc tính khác của hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu.
- Nhãn hiệu liên kết là các nhãn hiệu do cùng một chủ thể đăng ký, trùng hoặc tương tự nhau dùng cho sản phẩm, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự nhau hoặc có liên quan với nhau.
- Nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu được người tiêu dùng biết đến rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam.”
Căn cứ để xác lập quyền sở hữu công nghiệp cho nhãn hiệu
Bạn cần tiến hành thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Điều kiện để nhãn hiệu được bảo hộ
Theo quy định tại Điều 72 Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành:
“Nhãn hiệu được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc.
- Có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác.”
Căn cứ bảo hộ nhãn hiệu
Đối với nhãn hiệu, quyền sở hữu công nghiệp được xác lập thông qua cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại Luật này hoặc công nhận đăng ký quốc tế theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; đối với nhãn hiệu nổi tiếng, quyền sở hữu được xác lập trên cơ sở sử dụng, không phụ thuộc vào thủ tục đăng ký.
Tiêu chí để xác định nhãn hiệu nổi tiếng được quy định rõ tại Điều 75 Luật Sở hữu trí tuệ, theo đó bao gồm: Số lượng người tiêu dùng liên quan đã biết đến nhãn hiệu; Phạm vi lãnh thổ mà hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu đã được lưu hành; Doanh số từ việc bán hàng hoá hoặc cung cấp dịch vụ mang nhãn hiệu; Thời gian sử dụng liên tục nhãn hiệu; Uy tín rộng rãi của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu; Số lượng quốc gia bảo hộ nhãn hiệu; Số lượng quốc gia công nhận nhãn hiệu là nổi tiếng; Giá chuyển nhượng, giá chuyển giao quyền sử dụng, giá trị góp vốn đầu tư của nhãn hiệu.
Chuẩn bị hồ sơ đầy đủ để thực hiện đăng ký nhãn hiệu
Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu theo quy định hiện hành
Để đăng ký nhãn hiệu, bạn cần chuẩn bị được tài liệu cơ bản như hướng dẫn tại Điều 100 Luật Sở hữu trí tuệ:
“a) Tờ khai đăng ký theo mẫu quy định;
b) Tài liệu, mẫu vật, thông tin thể hiện đối tượng sở hữu công nghiệp đăng ký bảo hộ quy định tại các điều từ Điều 102 đến Điều 106 của Luật này;
c) Giấy ủy quyền, nếu đơn nộp thông qua đại diện;
d) Tài liệu chứng minh quyền đăng ký, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đó của người khác;
đ) Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên, nếu có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên;
e) Chứng từ nộp phí, lệ phí.”
Chi tiết hơn về thủ tục đăng ký nhãn hiệu, bạn có thể trực tiếp tìm hiểu thông tin tại các bài viết trên trang https://phan.vn. Trong trường hợp cần được tư vấn chi tiết, đội ngũ luật sư của Phan Law Vietnam luôn sẵn sàng lắng nghe và hỗ trợ bạn thông qua các phương thức liên hệ dưới đây.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888 – Email: info@phan.vn
Liên hệ Văn phòng Luật Sư