Đăng ký nhãn hiệu độc quyền hay đăng ký nhãn hiệu cá nhân là một trong những khía cạnh quan trọng của lĩnh vực sở hữu trí tuệ. Vì được quy định một cách bài bản và chi tiết nên các vấn đề liên quan đến thủ tục này đều phải tuân thủ một cách tuyệt đối. Thông thường việc đăng ký nhãn hiệu sẽ do các tổ chức, doanh nghiệp đăng ký là chủ yếu. Tuy nhiên không phải vì vậy mà cá nhân không được phép thực hiện thủ tục này.
Xem thêm:
>> Đăng ký nhãn hiệu độc quyền
>> Trình tự trả kết quả đăng ký nhãn hiệu
>> Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu sản phẩm, hàng hóa chuẩn bao gồm những gì?
Lưu ý khi đăng ký nhãn hiệu cá nhân
Cá nhân có được đăng ký nhãn hiệu hay không?
Nhiều người vẫn lầm tưởng rằng việc đăng ký nhãn hiệu chỉ dành cho các tổ chức có quy mô lớn. Tuy nhiên thực tế và pháp luật đã cho thấy rõ rằng cá nhân hoàn toàn có thể đăng ký để bảo hộ cho nhãn hiệu của mình. Một cá nhân hoàn toàn có thể là chủ sở hữu của nhãn hiệu và được quyền tiến hành đăng ký nếu thuộc các trường hợp quy định tại Điều 87 Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2009, 2019. Theo đó những cá nhân có quyền đăng ký nhãn hiệu bao gồm:
– Cá nhân có quyền đăng ký nhãn hiệu dùng cho hàng hóa do mình sản xuất hoặc dịch vụ do mình cung cấp.
– Cá nhân tiến hành hoạt động thương mại hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm mà mình đưa ra thị trường nhưng do người khác sản xuất với điều kiện người sản xuất không sử dụng nhãn hiệu đó cho sản phẩm và không phản đối việc đăng ký đó.
– Hai hoặc nhiều cá nhân có quyền cùng đăng ký một nhãn hiệu để trở thành đồng chủ sở hữu với những điều kiện sau đây:
+ Việc sử dụng nhãn hiệu đó phải nhân danh tất cả các đồng chủ sở hữu hoặc sử dụng cho hàng hóa, dịch vụ mà tất cả các đồng chủ sở hữu đều tham gia vào quá trình sản xuất, kinh doanh;
+ Việc sử dụng nhãn hiệu đó không gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc của hàng hóa, dịch vụ.
Người có quyền đăng ký kể cả người đã nộp đơn đăng ký có quyền chuyển giao quyền đăng ký cho tổ chức, cá nhân khác dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản, để thừa kế hoặc kế thừa theo quy định của pháp luật với điều kiện các tổ chức, cá nhân được chuyển giao phải đáp ứng các điều kiện đối với người có quyền đăng ký tương ứng.
Thủ tục đăng ký nhãn hiệu cá nhân
Thủ tục đăng ký nhãn hiệu cá nhân
Dù là cá nhân hay tổ chức muốn bảo hộ nhãn hiệu thì đều phải thực hiện thủ tục đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền. Để khởi động cũng như bảo đảm cho thủ tục này được diễn ra suôn sẻ thì hồ sơ đăng ký nhãn hiệu cá nhân phải có tính chính xác cao.
Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu cá nhân
Theo quy định tại Điều 100 và Điều 105 Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2009, 2019 thì cá nhân muốn đăng ký nhãn hiệu phải chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ sau:
– Tờ khai đăng ký theo mẫu quy định;
– Mẫu nhãn hiệu
– Danh mục hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu
– Giấy ủy quyền, nếu đơn nộp thông qua đại diện;
– Tài liệu chứng minh quyền đăng ký, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đó của người khác;
– Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên, nếu có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên;
– Chứng từ nộp phí, lệ phí.
Lưu ý, đối với mẫu nhãn hiệu thì phải được mô tả để làm rõ các yếu tố cấu thành của nhãn hiệu và ý nghĩa tổng thể của nhãn hiệu nếu có. Nếu nhãn hiệu có từ, ngữ thuộc ngôn ngữ tượng hình thì từ, ngữ đó phải được phiên âm. Nếu nhãn hiệu có từ, ngữ bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt.
Riêng với danh mục hàng hóa, dịch vụ nêu trong đơn đăng ký nhãn hiệu phải được xếp vào các nhóm phù hợp với bảng phân loại theo Thỏa ước Ni-xơ về phân loại quốc tế về hàng hóa và dịch vụ nhằm mục đích đăng ký nhãn hiệu, do cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp công bố.
Cách thức nộp đơn đăng ký nhãn hiệu cá nhân
Tuỳ theo từng trường hợp mà cá nhân muốn đăng ký nhãn hiệu có thể sử dụng một trong các cách thức sau:
– Cá nhân Việt Nam, cá nhân nước ngoài thường trú tại Việt Nam, cá nhân nước ngoài có cơ sở sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam nộp đơn đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp trực tiếp hoặc thông qua đại diện hợp pháp tại Việt Nam.
– Cá nhân nước ngoài không thường trú tại Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài không có cơ sở sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam nộp đơn đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp thông qua đại diện hợp pháp tại Việt Nam.
Một vấn đề cần quan tâm là dù nộp đơn theo bất kỳ hình thức nào thì đơn đăng ký nhãn hiệu cá nhân cũng phải được nộp dưới hình thức văn bản ở dạng giấy cho cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp hoặc dạng điện tử theo hệ thống nộp đơn trực tuyến.
Hy vọng với những lưu ý khi đăng ký nhãn hiệu cá nhân mà Phan Law Vietnam cung cấp sẽ hữu ích cho quá trình đăng ký của bạn. Nếu vẫn còn thắc mắc hoặc muốn tư vấn chuyên sâu hơn về vấn đề nhãn hiệu vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tốt nhất.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888 – Email: info@phan.vn
Liên hệ Văn phòng Luật Sư