Nhãn hiệu tập thể là một trong các đối tượng được phép đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Việc đăng ký nhãn hiệu tập thể cũng sẽ tuân theo những quy định chung như một thủ tục đăng ký nhãn hiệu thông thường. Tuy nhiên, nhãn hiệu tập thể có những đặc trưng riêng biệt. Do vậy mà thủ tục này cũng sẽ có những điểm khác nhau trong hồ sơ hay điều kiện đăng ký. Vì vậy mà trước khi đăng ký, người thực hiện cần lưu ý kỹ những vấn đề này để bảo đảm quy trình có tính chính xác.
Xem thêm:
>> Đăng ký sở hữu trí tuệ ý tưởng
>> Đăng ký nhãn hiệu độc quyền
>> Tư vấn quy trình đăng ký thương hiệu cá nhân
Lưu ý khi đăng ký nhãn hiệu tập thể
>> Tham khảo thêm bài viết về: Chi phí đăng ký thương hiệu độc quyền mới nhất năm 2021
Nhãn hiệu tập thể là gì?
Theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ, có thể chia nhãn hiệu thành các loại nhãn hiệu cụ thể như: nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu liên kết và nhãn hiệu nổi tiếng.
Trong đó, nhãn hiệu tập thể là nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các thành viên của tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàng hóa, dịch vụ của các cá nhân, tổ chức kinh doanh khác không phải là thành viên của tổ chức đó ( khoản 17 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ).
Điều kiện đăng ký nhãn hiệu tập thể
Theo quy định tại khoản 17 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2009, 2019 thì nhãn hiệu tập thể là nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các thành viên của tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của tổ chức đó. Cũng chính vì đặc tính này mà thủ tục đăng ký bảo hộ sẽ yêu cầu thêm một số điều kiện đặc biệt đối với đối tượng này. Theo đó một nhãn hiệu tập thể chỉ được bảo hộ nếu thoả mãn các yêu cầu sau:
– Được thể hiện dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc
– Có thể dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hoá, dịch vụ của chủ thể khác
– Người nộp đơn đăng ký phải là tổ chức tập thể được thành lập hợp pháp. Trường hợp nhãn hiệu chứa chỉ dẫn nguồn gốc địa lý của hàng hoá, dịch vụ thì tổ chức tập thể của các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ tại địa phương tương ứng với chỉ dẫn nguồn gốc địa lý đó có quyền nộp đơn.
Lưu ý về hồ sơ đăng ký nhãn hiệu tập thể
Lưu ý về hồ sơ đăng ký nhãn hiệu tập thể
Cũng như những loại nhãn hiệu khác, nhãn hiệu tập thể muốn bảo hộ cũng phải nộp hồ sơ để thực hiện thủ tục đăng ký. Tuy nhiên việc soạn thảo hồ sơ trong trường hợp này cần phải lưu ý những vấn đề sau:
Thứ nhất, giấy tờ cần có khi đăng ký nhãn hiệu tập thể
Về cơ bản, hồ sơ đăng ký nhãn hiệu tập thể phải có đầy đủ các loại giấy tờ bắt buộc sau:
- Tờ khai đăng ký theo mẫu quy định;
- Mẫu nhãn hiệu
- Quy chế nhãn hiệu tập thể
- Giấy ủy quyền, nếu đơn nộp thông qua đại diện;
- Tài liệu chứng minh quyền đăng ký, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đó của người khác;
- Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên, nếu có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên;
- Chứng từ nộp phí, lệ phí.
Thứ hai, về quy chế nhãn hiệu tập thể
Điểm đặc trưng rõ nét nhất trong hồ sơ đăng ký này chính là có thêm quy chế nhãn hiệu tập thể. Theo quy định tại khoản 4 Điều 105 Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2009, 2019 thì quy chế này bao gồm những nội dung chủ yếu sau đây:
- Tên, địa chỉ, căn cứ thành lập và hoạt động của tổ chức tập thể là chủ sở hữu nhãn hiệu;
- Các tiêu chuẩn để trở thành thành viên của tổ chức tập thể;
- Danh sách các tổ chức, cá nhân được phép sử dụng nhãn hiệu;
- Các điều kiện sử dụng nhãn hiệu;
- Biện pháp xử lý hành vi vi phạm quy chế sử dụng nhãn hiệu.
Trên đây là một số lưu ý chung về thủ tục đăng ký nhãn hiệu tập thể. Nếu cần thêm thông tin hay có bất kỳ thắc mắc nào, bạn có thể liên hệ Phan Law Vietnam để được tư vấn và giải đáp.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888 – Email: info@phan.vn
Liên hệ Văn phòng Luật Sư