Khi hai bên vợ chồng quyết định đi đến ly hôn thuận tình nhưng một bên vợ hoặc chồng không chịu ra tòa thì tòa án sẽ xem xét xử vụ án ly hôn này như thế nào. Vậy để trả lời cho trường hợp này như thế nào mời quý khách cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Xem thêm:
>> Thủ tục giải quyết ly hôn đối với vợ hoặc chồng thường xuyên thay đổi nơi cư trú
>> Trường hợp vợ đang có thai chồng có quyền ly hôn được không?
>> Thủ tục ly hôn theo yêu cầu của vợ/chồng khi có bằng chứng ngoại tình của bên còn lại
Xử lý trường hợp ly hôn thuận tình nhưng một bên vợ/chồng không chịu ra tòa như thế nào?
Thẩm quyền giải quyết thuận tình ly hôn
Căn cứ Điều 55 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 về thuận tình ly hôn được quy định như sau:
Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn.
Tòa án nơi một trong các bên thuận tình ly hôn, nuôi con, chia tài sản khi ly hôn, cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, nuôi con, chia tài sản khi ly hôn;”
Như vậy, đơn ly hôn bạn nộp nên Tòa án có chữ ký của hai vợ chồng thì đây là trường hợp thuận tình ly hôn. Do đó Tòa án có thẩm quyền giải quyết là Tòa án nhân dân cấp huyện nơi cư trú, làm việc của vợ hoặc chồng. Tòa án giải quyết việc ly hôn dựa trên sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận được về vấn đề chia tài sản và nuôi con.
Xử lý trường hợp ly hôn thuận tình nhưng một bên vợ/chồng không chịu ra tòa
Căn cứ Điều 277 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định về sự có mặt của đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự:
Nếu Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ nhất mà một bên vợ/chồng vắng mặt thì Hội đồng xét xử phải hoãn phiên tòa, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Tòa án phải thông báo cho bên vắng mặt biết về việc hoãn phiên tòa.
Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai, bên vắng mặt lần đầu phải có mặt trừ trường hợp có đơn đề nghị xét xử vắng mặt; nếu vắng mặt vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì Tòa án có thể hoãn phiên tòa, nếu không vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì xử lý như sau:
+ Nguyên đơn vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ việc khởi kiện và Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án đối với yêu cầu khởi kiện của người đó, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Nguyên đơn có quyền khởi kiện lại theo quy định của pháp luật;
+ Bị đơn không có yêu cầu phản tố, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không có yêu cầu độc lập vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì Tòa án tiến hành xét xử vắng mặt họ;
+ Bị đơn có yêu cầu phản tố vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ yêu cầu phản tố và Tòa án quyết định đình chỉ giải quyết đối với yêu cầu phản tố, trừ trường hợp bị đơn có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Bị đơn có quyền khởi kiện lại đối với yêu cầu phản tố đó theo quy định của pháp luật;
+ Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ yêu cầu độc lập và Tòa án quyết định đình chỉ giải quyết đối với yêu cầu độc lập của người đó, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập có quyền khởi kiện lại đối với yêu cầu độc lập đó theo quy định của pháp luật;
+ Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự vắng mặt thì Tòa án vẫn tiến hành xét xử vắng mặt họ.
Trong trường một bên vợ/chồng được Tòa án triệu tập đến lần thứ hai mà vẫn cố tình vắng mặt thì Tòa án sẽ xét xử ly hôn vắng mặt.
Trên đây là tư vấn của Phan Law Vietnam xin được thông tin đến quý khách. Nếu còn vướng mắc hoặc cần sự hỗ trợ pháp lý khác quý khách vui lòng liên hệ thông tin dưới đây để có thể được giải đáp nhanh nhất.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888 –Email: info@phan.vn
Liên hệ Văn phòng Luật Sư