Gần đay, nhiều trường hợp bực tức do mâu thuẫn, tranh chấp xảy ra mà những người đó tự ý chặt cây, phá hoại cây trồng trên đất của người khác mang đến những thiệt hại về kinh tế là rất lớn. Vậy trong trường hợp này, những người đó có bị xử lý hình sự hay không?
Xem thêm:
>> Ai có thẩm quyền giải quyết khiếu nại? Xử lý đơn khiếu nại
>> Mức xử lý cho hành vi chặt phá, hủy hoại rừng trái phép
>> Quy định mức phạt, bồi thường đối với chủ nuôi chó, mèo ở Hà Nội
Chặt phá cây trồng của người khác.
Chặt phá cây trồng của người khác có bị xử lý hình sự không?
Việc chặt, phá cây có thể thực hiện một cách công khai hoặc lén lút. Nhưng cho dù bất cứ nguyên nhân mâu thuẫn là gì, bất cứ hình thức chặt phá cây là công khai hay lén lút thì hành vi phá hoại cây cối của người khác đều là hành vi vi phạm pháp luật. Hành vi phá hoại hoa màu không chỉ đơn giản là gây thiệt hại nhỏ về vật chất mà còn gây nguy hiểm cho sức khỏe, tính mạng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất, đời sống của người người dân, nhất là gây mất an ninh trật tự khu vực nông thôn.
Nguyên nhân của việc tự ý chặt cây, phá hoại cây trồng trên đất của người khác thường xuất phát từ các mâu thuẫn trong quan hệ xã hội, tranh chấp đất đai khiến các bên xích mích nhau rồi ra tay phá hoại để thỏa mãn cơn giận hoặc do ganh ghét nhau thấy việc trồng cây có hiệu quả nên đố kỵ.
Cây cối, hoa màu cũng là tài sản theo quy định pháp luật. Pháp luật có những quy định, chế tài để bảo vệ quyền sở hữu tài sản đó. Bởi vậy mà tuỳ theo mức độ mà hành vi hủy hoại hoa màu có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu hình sự. Cụ thể:
Mức xử lý hành chính
Nếu tài sản bị hư hỏng có tổng giá trị tính ra tiền dưới 2 triệu đồng thì các chủ thể có thể bị xử phạt hành chính và bồi thường khoản tiền tương ứng với thiệt hại mà mình đã gây ra cho các chủ thể khác.
Cụ thể, Điểm a Khoản 2 Điều 15 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định nội dung như sau:
“2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác;
b) Gây mất mát, hư hỏng hoặc làm thiệt hại tài sản của Nhà nước được giao trực tiếp quản lý;
c) Dùng thủ đoạn hoặc tạo ra hoàn cảnh để buộc người khác đưa tiền, tài sản;”.
Như vậy, theo quy định của pháp luật, đối với hành vi hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác tuỳ theo mức độ và tính chất thì sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
>> Hành vi hủy hoại đất bị xử lý như thế nào?
Chặt phá cây trồng của người khác có bị xử lý hình sự không?
Truy cứu trách nhiệm hình sự
Nếu tài sản bị hủy hoại, bị làm hư hỏng trị giá từ 2 triệu đồng trở lên thì người có hành vi cố ý hủy hoại hoặc làm hư hỏng tài sản của người khác sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 178 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017), cụ thể như sau:
“Điều 178. Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản
1.Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;
đ) Tài sản là di vật, cổ vật.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
c) Tài sản là bảo vật quốc gia;
d) Dùng chất nguy hiểm về cháy, nổ hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;
đ) Để che giấu tội phạm khác;
e) Vì lý do công vụ của người bị hại;
g) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.
4. Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm”.
Như vậy, theo quy định của pháp luật hiện hành, tuỳ vào từng tính chất, mức độ, hậu quả của hành vi thì mức hình phạt áp dụng đối với người phạm tội là phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 20 năm tù. Đây là một khung phạt rất rộng và mức phạt tối đa được áp dụng cho tội phạm hành hiện hành vi rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng theo quy định pháp luật nước ta.
Ngoài ra, không chỉ phải thực hiện các hình phạt mà đối tượng thực hiện hành vi còn phải bồi thường thiệt hại cho cá nhân do tài sản bị xâm phạm, bao gồm thiệt hại về tài sản bị mất, bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng; lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất, bị giảm sút; chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại; thiệt hại khác do luật quy định cụ thể tại Điều 589 Bộ luật Dân sự 2015.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888 – Email: info@phan.vn
Liên hệ Văn phòng Luật Sư