Kính gửi Văn phòng luật Phan Law Vietnam, tôi có một vấn đề mong nhận được giải đáp từ Quý công ty như sau:
Tôi kết hôn thì lúc đó chồng tôi có một con riêng 3 tuổi, chúng tôi sống với nhau được 3 năm. Do tai nạn giao thông chồng tôi đã mất, hiện tại tôi đang nuôi con riêng của chồng và chúng tôi chưa có con chung. Hiện tại tôi muốn nhận con riêng của chồng làm con nuôi thì có được không? Cần làm hồ sơ, thủ tục gì?
Xin chân thành cảm ơn.
Xem thêm:
>> Thứ tự ưu tiên lựa chọn gia đình nhận nuôi con nuôi
>> Thủ tục nhận nuôi con nuôi trong nước năm 2022
>> Thủ tục nhận nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài năm 2022
Trả lời:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng để chia sẻ thắc mắc của mình đến Phan Law Vietnam. Đối với trường hợp mà bạn đang gặp phải, chúng tôi xin phép được giải đáp thắc mắc và tư vấn dựa trên những quy định của pháp luật hiện hành như sau:
Nhận con riêng của chồng làm con nuôi.
Có được phép nhận con riêng của chồng làm con nuôi không?
Để nhận con nuôi thì người nhận nuôi con nuôi và người được nhận làm con nuôi phải đáp ứng các điều kiện mà pháp luật yêu cầu, cụ thể như sau:
Người nhận con nuôi
Cụ thể tại Điều 3 Luật nuôi con nuôi và Điều 39 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về thứ tự ưu tiên được lựa chọn gia đình nhận trẻ em làm con nuôi theo thứ tự sau đây:
- Cha dượng, mẹ kế;
- Cô, cậu, dì, chú, bác ruột của người được nhận làm con nuôi;
- Công dân Việt Nam thường trú ở trong nước;
- Người nước ngoài thường trú ở Việt Nam;
- Công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài;
- Người nước ngoài thường trú ở nước ngoài.
Người được nhận làm con nuôi
- Trẻ em dưới 16 tuổi
- Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Được cha dượng, mẹ kế nhận làm con nuôi; được cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận làm con nuôi.
- Một người chỉ được làm con nuôi của một người độc thân hoặc của cả hai người là vợ chồng.
Như vậy, bạn là mẹ kế của người con riêng nên bạn có điều kiện được nhận nuôi người con riêng đó khi nộp hồ sơ nhận con nuôi, tuy nhiên con riêng của chồng bạn cũng cần đáp ứng những điều kiện nhất định là phải đủ 16 tuổi và dưới 18 tuổi thì mới được phép nhận nuôi con nuôi. Ngoài ra, bạn (người nhận nuôi con nuôi) cần đáp ứng các điều kiện luật định là 05 điều kiện sau đây: Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên; Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở để bảo đảm cho việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi tốt nhất; Có tư cách đạo đức tốt; Không thuộc các trường hợp bị cấm nhận con nuôi thì sẽ được nhận nuôi con nuôi.
Nhận con riêng của chồng làm con nuôi.
Hồ sơ nhận nuôi con nuôi của cha dượng, mẹ kế
Hồ sơ nhận nuôi con nuôi mà cha dượng, mẹ kế cần chuẩn bị bao gồm:
- Đơn xin nhận con nuôi;
- Bản sao Hộ chiếu hoặc chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ có giá trị thay thế;
- Phiếu lý lịch tư pháp;
- Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân;
- Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp;
- Văn bản xác nhận hoàn cảnh gia đình, về tình trạng chỗ ở, điều kiện kinh tế do Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người nhận con nuôi thường trú cấp.
Mức lệ phí tiến hành thủ tục nhận nuôi con nuôi
Theo quy định tại Điều 6 Nghị định 114/2016/NĐ-CP, đối với trường hợp mẹ kế, cha dượng nhận con riêng của chồng hoặc vợ làm con nuôi trong nước thì được miễn lệ phí đăng ký. Còn nếu đăng ký nuôi con nuôi nước ngoài thì được giảm 50%.
Do đó, tùy thuộc vào việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài hay nhận nuôi con nuôi không có yếu tố nước ngoài sẽ được miễn hoặc giảm lệ phí đăng ký theo quy định cụ thể.
Trên đây là tư vấn của Phan Law Vietnam xin được thông tin đến quý khách. Nếu còn vướng mắc hoặc cần sự hỗ trợ pháp lý khác quý khách vui lòng liên hệ thông tin dưới đây để có thể được giải đáp nhanh nhất.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888 – Email: info@phan.vn
Liên hệ Văn phòng Luật Sư