Trong trường hợp con dưới 18 tuổi vi phạm pháp luật hành chính và bị xử phạt nhưng không có tiền đóng, cha mẹ có nghĩa vụ phải nộp thay hay không? Nguyên tắc xử phạt hành chính đối với người chưa thành niên như thế nào? là câu hỏi thắc mắc của nhiều phụ huynh có con, em đang độ tuổi vị thành niên, không may phạm lỗi mà bị phạt hành chính.
Xem thêm:
>> Mức phạt khi chậm nộp tiền phạt vi phạm hành chính về thuế
>> Chậm nộp phạt vi phạm giao thông có sao không?
>> Xử lý tiền thuế, tiền nộp chậm, nộp phạt nộp thừa
Con chưa đủ 18 tuổi vi phạm hành chính cha mẹ có phải nộp phạt thay không?
Thế nào là vi phạm hành chính?
Vi phạm hành chính là hành vi do cá nhân, tổ chức thực hiện với lỗi cố ý hoặc vô ý, vi phạm các quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật bị xử phạt hành chính. Có thể hiểu, hành vi vi phạm hành chính là hành vi trái pháp luật hành chính, có lỗi, do chủ thể có năng lực trách nhiệm hành chính thực hiện vi phạm các quy định pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm.
Các yếu tố cấu thành vi phạm hành chính: Để xác định một hành vi xảy ra trong thực tế có phải là vi phạm hành chính hay không, cần phải xác định các dấu hiệu pháp lý của các yếu tố cấu thành loại vi phạm pháp luật này. Vi phạm hành chính được cấu thành bởi mặt khách quan, chủ thể, chủ quan, khách thể.
Quy định về việc xử phạt hành chính với người chưa thành niên
Cá nhân là chủ thể vi phạm hành chính là người không mắc các bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi và đủ độ tuổi do pháp luật quy định cụ thể:
- Người đủ 14 đến dưới 16 tuổi là chủ thể của vi phạm hành chính trong trường hợp thực hiện hành vi với lỗi cố ý.
- Người từ đủ 16 tuổi trở lên có thể là chủ thể của vi phạm hành chính trong mọi trường hợp.
Theo quy định trên, người chưa thành niên được hiểu là người dưới 18 tuổi, chủ thể thực hiện hành vi vi phạm phải từ đủ 14 tuổi trở lên.
Tại Điều 25 Nghị định số 118/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên
– Khi tiến hành xử phạt vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên, trường hợp không xác định được chính xác tuổi để áp dụng hình thức xử phạt, thì người có thẩm quyền xử phạt lựa chọn áp dụng hình thức xử phạt có lợi nhất cho người vi phạm.
– Trước khi quyết định xử phạt cảnh cáo đối với người chưa thành niên vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử phạt phải xem xét các điều kiện áp dụng biện pháp nhắc nhở quy định tại Điều 139 Luật Xử lý vi phạm hành chính và Điều 26 của Nghị định này. Chỉ ra quyết định xử phạt cảnh cáo đối với người chưa thành niên khi không đủ các điều kiện áp dụng biện pháp nhắc nhở.
Khoản 2 Điều 26 Nghị định số 118/2021/NĐ-CP về Đối tượng và điều kiện áp dụng biện pháp nhắc nhở:
- Người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính khi họ tự nguyện khai báo, thừa nhận và thành thật hối lỗi về hành vi vi phạm của mình;
- Người chưa thành niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính khi hành vi vi phạm hành chính quy định bị phạt cảnh cáo và người chưa thành niên tự nguyện khai báo, thừa nhận về hành vi vi phạm, thành thật hối lỗi về hành vi vi phạm của mình.
Con chưa đủ 18 tuổi vi phạm hành chính cha mẹ có phải nộp phạt thay không?
Nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính với người chưa thành niên
Theo điều 134 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, ngoài những nguyên tắc chung, việc xử lý đối với người chưa thành niên còn được áp dụng các nguyên tắc sau:
Thứ nhất, việc xử lý người chưa thành niên vi phạm hành chính chỉ được thực hiện trong trường hợp cần thiết nhằm giáo dục; giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm; phát triển lành mạnh và trở thành công dân có ích cho xã hội.
Thứ hai, việc xử lý người chưa thành niên vi phạm hành chính còn căn cứ khả năng nhận thức của người chưa thành niên về tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi vi phạm; nguyên nhân và hoàn cảnh vi phạm để quyết định việc xử phạt; hoặc áp dụng biện pháp xử lý hành chính phù hợp.
Thứ ba, việc áp dụng hình thức xử phạt, quyết định mức xử phạt đối với người chưa thành niên vi phạm hành chính phải nhẹ hơn so với người thành niên có cùng hành vi vi phạm hành chính.
- Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi, không áp dụng hình thức phạt tiền.
- Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi bị phạt tiền; tiền phạt không quá 1/2 mức áp dụng với người thành niên.
Thứ tư, trong quá trình xử lý bí mật riêng tư của người chưa thành niên phải được tôn trọng và bảo vệ.
Thứ năm, các biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính phải được xem xét áp dụng khi có đủ các điều kiện quy định; việc áp dụng biện pháp thay thế không được coi là đã bị xử lý vi phạm hành chính.
Con chưa đủ 18 tuổi vi phạm hành chính cha mẹ có phải nộp phạt thay không?
Theo quy định trên chỉ người chưa thành niên từ trên 16 tuổi mới bị áp dụng hình thức phạt tiền. Tại khoản 3 điều 134 Luật Xử lý vi phạm hành chính quy định; nếu người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi bị phạt tiền nhưng không có tiền nộp; hoặc không có khả năng thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả; thì cha mẹ hoặc người giám hộ phải thực hiện thay. Theo đó nếu rơi vào các đối trường hợp này cha mẹ phải nộp thay cho con tiền phạt vi phạm.
Bên cạnh đó nếu hành vi vi phạm gây ra thiệt hại cho người khác thì cha mẹ cũng phải bồi thường thiệt hại thay co con của mình.
Trên đây là tư vấn của Phan Law Vietnam xin được thông tin đến quý khách. Nếu còn vướng mắc hoặc cần sự hỗ trợ pháp lý khác quý khách vui lòng liên hệ thông tin dưới đây để có thể được giải đáp nhanh nhất.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888 – Email: info@phan.vn
Liên hệ Văn phòng Luật Sư