Đăng ký kiểu dáng công nghiệp giúp bạn có thể an tâm áp dụng, khai thác rộng rãi đối tượng sở hữu công nghiệp này. Việc đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp cần được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật hiện hành. Vậy kiểu dáng công nghiệp là đối tượng như thế nào? Trình tự thực hiện đăng ký bảo hộ ra sao? Cùng tìm hiểu ngay trong nội dung bài viết dưới đây của Phan Law Vietnam.
Xem thêm:
>> Những điều cần biết về xâm phạm kiểu dáng công nghiệp
>> Tác phẩm đã đăng ký sở hữu công nghiệp (kiểu dáng công nghiệp) thì có được đăng ký bản quyền?
>> Đăng ký kiểu dáng công nghiệp
Bảo vệ kiểu dáng công nghiệp
Kiểu dáng công nghiệp là gì?
Theo định nghĩa tại khoản 13 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ: “Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm được thể hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này.”
Tuy vậy, không phải bất kỳ hình dáng nào cũng được xem là đối tượng kiểu dáng công nghiệp. Cụ thể, theo hướng dẫn tại Điều 64 Luật Sở hữu trí tuệ, các đối tượng sau không được bảo hộ với danh nghĩa kiểu dáng công nghiệp:
- Hình dáng bên ngoài của sản phẩm do đặc tính kỹ thuật của sản phẩm bắt buộc phải có
- Hình dáng bên ngoài của công trình xây dựng dân dụng hoặc công nghiệp
- Hình dáng của sản phẩm không nhìn thấy được trong quá trình sử dụng sản phẩm
Điều kiện để kiểu đáng công nghiệp được bảo hộ
Trước khi đăng ký kiểu dáng công nghiệp, bạn cần đảm bảo đối tượng này của mình phải đáp ứng được 03 tiêu chí, điều kiện cụ thể mà pháp luật Sở hữu trí tuệ yêu cầu.
Có tính mới
Để được xem là có tính mới, kiểu dáng công nghiệp của bạn phải khác biệt đáng kể so với các kiểu dáng công nghiệp khác đã được bộc lộ công khai, sử dụng, mô tả…
- Nếu chỉ khác biệt về những đặc điểm tạo dáng không dễ dàng nhận biết, ghi nhớ và không thể dùng để phân biệt tổng thể hai kiểu dáng công nghiệp thì không được xem là khác biệt đáng kể
- Nếu chỉ có một số người nhất định biết và có nghĩa vụ giữ bí mật về kiểu dáng công nghiệp thì kiểu dáng công nghiệp vẫn chưa bị bộc lộ công khai
Tính sáng tạo của kiểu dáng công nghiệp
Hiểu đơn giản về tính sáng tạo đối với kiểu dáng công nghiệp chính là không thể được tạo ra một cách dễ dàng đối với một người có hiểu biết ở mức trung bình về lĩnh vực mà kiểu dáng này thể hiện. Việc đánh giá còn được dựa trên o các kiểu dáng công nghiệp đã được bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn hoặc trước ngày ưu tiên của đơn được hưởng quyền ưu tiên.
Khả năng áp dụng công nghiệp
Theo hướng dẫn chi tiết tại Điều 67 Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành: “Kiểu dáng công nghiệp được coi là có khả năng áp dụng công nghiệp nếu có thể dùng làm mẫu để chế tạo hàng loạt sản phẩm có hình dáng bên ngoài là kiểu dáng công nghiệp đó bằng phương pháp công nghiệp hoặc thủ công nghiệp.”
Trình tự bảo hộ kiểu dáng công nghiệp
Trình tự đăng ký kiểu dáng công nghiệp
Sau khi kiểm tra, xác nhận sơ bộ kiểu dáng công nghiệp của mình có khả năng được pháp luật công nghiệp, bạn có thể chuẩn bị hồ sơ đầy đủ và nộp đến Cục Sở hữu trí tuệ để được xét duyệt.
Hồ sơ đăng ký kiểu dáng công nghiệp
Các tài liệu để tạo thành bộ hồ sơ đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp theo quy định bao gồm:
- Tờ khai đăng ký kiểu dáng công nghiệp theo mẫu số 03-KDCN Phụ lục A của Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN
- Bản mô tả kiểu dáng công nghiệp
- Bộ ảnh chụp/bản vẽ kiểu dáng công nghiệp
- Giấy ủy quyền (nếu đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp được nộp thông qua tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp)
- Giấy chuyển nhượng quyền nộp đơn (nếu có)
- Tài liệu chứng minh quyền đăng ký
- Chứng từ nộp phí và lệ phí
Địa điểm tiếp nhận đơn đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp
Trong trường hợp nộp hồ sơ giấy, bạn có thể trực tiếp nộp hoặc gửi hồ sơ qua đường bưu điện đến địa điểm tiếp nhận đơn dưới đây:
- Trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ, địa chỉ: 386 Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.
- Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Hồ Chí Minh, địa chỉ: Lầu 7, tòa nhà Hà Phan, 17/19 Tôn Thất Tùng, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.
- Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Đà Nẵng, địa chỉ: Tầng 3, số 135 Minh Mạng, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.
Phan Law Vietnam là một trong những đại diện sở hữu trí tuệ hàng đầu Việt Nam. Với hơn 10 năm hoạt động, chúng tôi tự hào vẫn là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ nói chung và các vấn đề về đăng ký kiểu dáng công nghiệp nói riêng. Liên hệ trao đổi thêm cùng các luật sư của Phan Law Vietnam thông qua các phương thức dưới đây.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888 – Email: info@phan.vn
Liên hệ Văn phòng Luật Sư