Trong thời buổi kinh tế ngày càng phát triển và hội nhập quốc tế, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đang chủ động tìm kiếm cơ hội kinh doanh mới thông qua nhượng quyền thương mại với các thương hiệu nổi tiếng. Cùng sự xuất hiện ngày càng nhiều các thương hiệu quốc tế, nhượng quyền thương mại đang thay đổi nhanh chóng diện mạo và xu hướng thị trường Việt Nam. Bài viết hôm nay sẽ nói về điều kiện để được nhượng quyền thương mại. Mời các bạn theo dõi bài viết.
Nhượng quyền thương mại được hiểu như thế nào?
Theo quy định của pháp luật thương mại thì nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo hai điều kiện sau đây:
Thứ nhất, việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền
Thứ hai, bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh.
Điều kiện để được nhượng quyền thương mại là gì?
Trước đây tại Điều 5 Nghị định 35/2006/NĐ-CP, Điều 8 Nghị định 08/2018/NĐ-CP quy định thương nhân được phép cấp quyền thương mại khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
Thứ nhất, thương nhân được phép cấp quyền thương mại khi hệ thống kinh doanh dự định dùng để nhượng quyền đã được hoạt động ít nhất 01 năm.
Thứ hai, đã đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại với Bộ Công thương
Thứ ba, hàng hoá, dịch vụ được phép kinh doanh nhượng quyền thương mại là hàng hoá, dịch vụ không thuộc Danh mục hàng hoá, dịch vụ cấm kinh doanh.
Trường hợp hàng hoá, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hoá, dịch vụ hạn chế kinh doanh, Danh mục hàng hoá, dịch vụ kinh doanh có điều kiện, doanh nghiệp chỉ được kinh doanh sau khi được cơ quan quản lý ngành cấp Giấy phép kinh doanh, giấy tờ có giá trị tương đương hoặc có đủ điều kiện kinh doanh.
Đăng ký nhượng quyền thương mại với cơ quan nào?
Trước khi tiến hành hoạt động nhượng quyền thương mại, thương nhân Việt Nam hoặc thương nhân nước ngoài dự kiến nhượng quyền phải đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại với Bộ Công thương (Khoản 1 Điều 291 Luật Thương mại 2005, Khoản 1 Điều 17 Nghị định 35/2006/NĐ-CP)
Tại Khoản 2, Điều 3 Nghị định 120/2011/NĐ-CP quy định các trường hợp sau không phải đăng ký nhượng quyền:
- Nhượng quyền trong nước
- Nhượng quyền thương mại từ Việt Nam ra nước ngoài.
Đối với các trường hợp không phải đăng ký nhượng quyền phải thực hiện chế độ báo cáo Sở Công Thương
Trên đây là các nội dung tư vấn về điều kiện để được nhượng quyền thương mại. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết. Nếu như có bất kỳ thắc mắc hay muốn được tư vấn thêm, hãy liên hệ Phan Law VietNam theo thông tin sau đây.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888
Email: info@phan.vn