Kính gửi Văn phòng luật Phan Law Vietnam, em có một vấn đề mong nhận được giải đáp từ Quý công ty như sau:
Cho em hỏi giấy giới thiệu cán bộ nhân viên, sinh viên đi công tác, tìm việc, thực tập tại đơn vị, doanh nghiệp khác cần thiết phải có không ạ? Cách viết mẫu giới thiệu đó ra sao?
Xin chân thành cảm ơn.
Xem thêm:
>> Hồ sơ, thủ tục đăng ký nhập khẩu thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản
>> Quy định về thủ tục đăng ký nhãn hiệu theo pháp luật mới
>> Tờ khai đăng ký nhãn hiệu mới nhất năm 2022
Trả lời:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng để chia sẻ thắc mắc của mình đến Phan Law Vietnam. Đối với trường hợp mà bạn đang gặp phải, chúng tôi xin phép được giải đáp thắc mắc và tư vấn dựa trên những quy định của pháp luật hiện hành như sau:
Giấy giới thiệu.
Mẫu giấy giới thiệu cán bộ nhân viên, sinh viên đi công tác, tìm việc, thực tập tại đơn vị, doanh nghiệp khác
Giấy giới thiệu là một biểu mẫu hành chính thường được các tổ chức sử dụng nhằm giới thiệu cán bộ nhân viên, sinh viên đi công tác, tìm việc, thực tập tại đơn vị, doanh nghiệp khác. Giấy giới thiệu công ty giúp người được giới thiệu có thể dễ dàng liên hệ công tác, được giúp đỡ nhận việc, nhanh chóng hòa nhập môi trường và bắt đầu triển khai công việc được giao phó. Giấy giới thiệu công ty sẽ chứng minh được người giới thiệu đang làm việc tốt tại cơ quan, công ty hiện tại, và có mong muốn được học hỏi thêm. Từ đó tạo điều kiện giúp việc liên hệ đến nơi công tác mới được thuận lợi, nhanh chóng hơn đồng thời tạo sự tin tưởng giữa các bên khi làm việc chung.
Giấy giới thiệu có ý nghĩa trong việc giới thiệu một cá nhân đi thực hiện công việc hay đến công tác tại một nơi nào đó thay mặt cho cá nhân hoặc tổ chức của mình. Trước khi giới thiệu cá nhân đến làm việc, các đơn vị, cơ quan đã phải thống nhất với nhau về nội dung công việc. Giấy giới thiệu có tác dụng đảm bảo để cá nhân thực hiện đúng nội dung công việc trong giấy giới thiệu nhằm hoàn thành tốt các nhiệm vụ của mình và để đảm bảo giấy giới thiệu không bị lợi dụng để thực hiện những công việc khác không liên quan.
Ví dụ như: khi những sinh viên năm cuối sắp ra trường cần có thời gian thực tập thực tế tại công ty thì nhà trường sẽ có trách nhiệm phải viết mẫu giấy giới thiệu sinh viên đến các cơ quan thực tập phù hợp. Hoặc cán bộ nhân viên tại công ty có thành tích làm việc tốt, có mong muốn được công tác tại công ty khác (2 công ty có liên kết với nhau) để cải thiện kỹ năng, trình độ công việc của mình thì công ty sẽ viết mẫu giấy giới thiệu công ty mình cho nhân viên đi tới làm việc tại công ty khác đó.
Giấy giới thiệu cán bộ nhân viên, sinh viên đi công tác, tìm việc, thực tập tại đơn vị, doanh nghiệp khác.
Cách viết giấy giới thiệu đúng chuẩn
Quy định về Kỹ thuật trình bày Giấy giới thiệu như sau:
- Khổ giấy: Khổ A4 (210mm x 297mm).
- Định dạng lề trang: Cách lề trên và lề dưới 20 – 25mm, cách lề trái 30 – 35mm, cách lễ phải 25-20mm.
- Kiểu trình bày: Theo chiều dài của Khổ A4.
Quy định về Số và ký hiệu của Giấy giới thiệu gômg:
- Số, ký hiệu của Giấy giới thiệu được đặt cạnh giữa dưới tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản. Số được trình bày bằng chữ in thường, cỡ chữ số 13, kiểu chữ đứng; sau từ số có dâu hai chấm, những số nhỏ hơn 10 phải ghi 0 phía trước.
- Gồm chữ viết tắt Giấy giới thiệu và chữ viết tắt tên cơ quan, tổ chức hoặc chức danh Nhà nước có thẩm quyền ban hành.
Căn cứ theo Điều 8 Nghị định số 30/2020/NĐ-CP quy định về thể thức văn bản như sau: Thể thức văn bản là tập hợp các thành phần cấu thành văn bản, bao gồm những thành phần chính áp dụng đối với tất cả các loại văn bản và các thành phần bổ sung trong những trường hợp cụ thể hoặc đối với một số loại văn bản nhất định. Thể thức văn bản hành chính bao gồm các thành phần chính như sau:
- Quốc hiệu và Tiêu ngữ.
- Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản.
- Số, ký hiệu của văn bản.
- Địa danh và thời gian ban hành văn bản.
- Tên loại và trích yếu nội dung văn bản.
- Nội dung văn bản.
- Chức vụ, họ tên và chữ ký của người có thẩm quyền.
- Dấu, chữ ký số của cơ quan, tổ chức.
- Nơi nhận.
Bên cạnh những thành phần chính được quy định như đã nêu ở trên, văn bản có thể bổ sung các thành phần khác gồm: Phụ lục, dấu chỉ độ mật, mức độ khẩn, các chỉ dẫn về phạm vi lưu hành, ký hiệu người soạn thảo văn bản và số lượng bản phát hành, địa chỉ cơ quan, tổ chức; thư điện tử; trang thông tin điện tử; số điện thoại; số Fax.
Lưu ý: Thể thức văn bản hành chính được thực hiện theo quy định tại Phụ lục I số 30/2020/NĐ-CP.
Theo quy định hướng dẫn như trên, giấy giới thiệu cũng cần phải tuân thủ những nguyên tắc cấu thành văn bản và có thể có những nội dung sau:
- Tên cơ quan, tổ chức chủ quản: Cần phải ghi chính xác tên cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý bạn hiện tại
- Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản: là đơn vị ban hành văn bản này, giới thiệu bạn tới đơn vị công tác khác.
- Chữ viết tắt hành chính tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản.
- Họ và tên, chức vụ và đơn vị công tác của người được giới thiệu: mục này nhằm giới thiệu người được cử đến đơn vị công tác mới.
- Tên cơ quan, tổ chức được giới thiệu: phần này cần ghi rõ thời gian, địa danh viết giấy giới thiệu.
- Lý do: Ghi rõ nội dung giới thiệu, công việc phù hợp mà nhân viên được giới thiệu có thể đảm nhiệm.
- Ký tên, đóng dấu: Xác nhận của đơn vị, công ty giới thiệu.
- Nhận xét, đánh giá tích cực về khả năng làm việc, thành tích của người được giới thiệu.
Như vậy, mẫu giấy giới thiệu nhằm giới thiệu cá nhân đi tìm việc, thực tập ở một nơi khác là không có giá trị bắt buộc, tùy vào từng trường hợp cụ thể để mà giấy giới thiệu cần phải có hoặc không. Bạn có thể tham khảo mẫu giấy giới thiệu cán bộ nhân viên, sinh viên đi công tác, tìm việc, thực tập tại đơn vị, doanh nghiệp khác như hướng dẫn trên. Trên đây là tư vấn của Phan Law Vietnam xin được thông tin đến quý khách.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888 – Email: info@phan.vn
Liên hệ Văn phòng Luật Sư