Hiện nay, tình trạng bỏ rơi trẻ em xảy ra rất nhiều như vụ cháu bé khoảng 2 ngày tuổi, nặng 3,5kg, bị bỏ rơi tại khe cột điện viễn thông ở xã Tiên Minh (huyện Tiên Lãng, Hải Phòng) vào sáng 16/8, mới nhất là vụ bé trai khoảng 2 tuổi tên Đức Anh bị bỏ rơi khu vực ngõ 307 khu phố Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội vào rạng sáng 28/9 và còn nhiều vụ bỏ rơi khác nữa, nhiều trường hợp có người đem con bỏ trong rừng hay hố ga, khe nhà, nơi ít người qua lại có thể dẫn tới hậu quả là đứa bé có thể bị mất mạng. Vậy những người có hành vi bỏ rơi trẻ em có bị xử lý hình sự không? Xin mời quý khách cùng tìm hiểu thông tin trong bài viết dưới đây.
Xem thêm:
>> Mức xử phạt và hình thức xử lý bạo hành trẻ em theo luật
>> Pháp luật quy định như thế nào về hành vi bạo hành trẻ
>> Hành vi bạo lực trẻ em dưới 16 tuổi bị xử lý như thế nào theo pháp luật?
Hành vi bỏ rơi trẻ em.
Hành vi bỏ rơi trẻ em có bị xử lý hình sự không?
Tùy theo mức độ của mỗi vụ án mà có mức xử lý phù hợp có thể là xử phạt hành chính sẽ bị truy cứu hình sự, cụ thể:
Mức xử phạt hành chính hành vi bỏ rơi trẻ em
Theo khoản 2 Điều 6 Luật Trẻ em 2016 quy định việc bỏ rơi trẻ em là một trong những hành vi bị nghiêm cấm “2. Bỏ rơi, bỏ mặc, mua bán, bắt cóc, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em.”.
Do đó, theo khoản 2 Điều 21 Nghị định 130/2021/NĐ-CP quy định rõ ràng mức phạt tiền cho hành vi vi phạm quy định về chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em, cụ thể: “2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em có hành vi cố ý bỏ rơi trẻ em.”.
Ngoài ra, tại khoản 1 Điều 21 nghị định này còn quy định phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng nếu cha, mẹ người chăm sóc trẻ em có một trong các hành vi:
- Thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ, trách nhiệm của mình trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em trừ trường hợp bị buộc phải tạm thời cách ly trẻ em hoặc trẻ em được chăm sóc thay thế theo quy định của pháp luật;
- Không quan tâm chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em, không thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm của mình trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em hoặc bỏ mặc trẻ em tự sinh sống, cắt đứt quan hệ tình cảm và vật chất với trẻ em hoặc ép buộc trẻ em không sống cùng gia đình, trừ trường hợp bị buộc phải tạm thời cách ly trẻ em hoặc trẻ em được chăm sóc thay thế theo quy định của pháp luật.
Hành vi bỏ rơi trẻ em.
>>> Các hành vi bị nghiêm cấm đối với trẻ em theo pháp luật
Truy cứu trách nhiệm hình sự hành vi bỏ rơi con mới đẻ
Chỉ trường hợp người mẹ có hành vi bỏ rơi con mình mới sinh thì theo Điều 124 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi 2017 về có quy định về tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ với mức phạt cụ thể:
Điều 124. Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ
1. Người mẹ nào do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt mà giết con do mình đẻ ra trong 07 ngày tuổi, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Người mẹ nào do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt mà vứt bỏ con do mình đẻ ra trong 07 ngày tuổi dẫn đến hậu quả đứa trẻ chết, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
Như vậy, sẽ bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm nếu do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt mà người mẹ giết con do mình đẻ ra trong 07 ngày tuổi. Bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm, nếu do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt mà người mẹ vứt bỏ con do mình đẻ ra trong 07 ngày tuổi dẫn đến hậu quả đứa trẻ chết.
Để truy cứu trách nhiệm hình sự của người mẹ về tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ phải đủ các điều kiện:
- Đứa trẻ không lớn hơn 07 ngày tuổi
- Người mẹ có tư tưởng lạc hậu hoặc do hoàn cảnh khách quan
- Hậu quả của việc vứt bỏ dẫn đến việc đứa trẻ bị chết.
Do dó, nếu không thỏa mãn một trong hai điều kiện đầu tiên, người mẹ sẽ bị truy tố trách nhiệm hình sự về tội giết người theo quy định tại Điều 123 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888 – Email: info@phan.vn
Liên hệ Văn phòng Luật Sư