Thực tế cho thấy số lượng các hành vi vi phạm kiểu dáng công nghiệp không hề thua kém bất kỳ đối tượng sở hữu trí tuệ nào. Hiển nhiên nếu đã có hành vi xâm phạm thì ít nhiều gì chủ sở hữu cũng sẽ bị ảnh hưởng. Thông thường các hành vi này có thể thể hiện dưới nhiều phương thức khác nhau. Do vậy việc xác định được các hành vi xâm phạm ngay từ những dấu hiệu đầu tiên là điều thực sự cần thiết.
Xem thêm:
>> Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu bao gồm những gì?
>> Tư vấn điều kiện đăng ký kiểu dáng công nghiệp
>> Đăng ký kiểu dáng công nghiệp bằng cách nào?
Kiểu dáng công nghiệp là gì?
Kiểu dáng công nghiệp là gì?
Cũng giống như nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ bằng quyền sở hữu công nghiệp. Dựa theo quy định về định nghĩa tại khoản 13 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2009, 2019 thì đối tượng này được hiểu là hình dáng bên ngoài của sản phẩm được thể hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này.
Vì được bảo hộ bằng quyền sở hữu công nghiệp nên cơ sở phát sinh quyền của kiểu dáng công nghiệp sẽ tương đồng với nhãn hiệu . Theo đó quyền sở hữu công nghiệp đối với kiểu dáng công nghiệp được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại Luật này hoặc công nhận đăng ký quốc tế theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Vi phạm kiểu dáng công nghiệp
Việc xâm phạm kiểu dáng công nghiệp đồng thời là các hành vi xâm phạm đến quyền và lợi ích của chủ sở hữu kiểu dáng đó.
Hành vi vi phạm kiểu dáng công nghiệp
Hành vi xâm phạm quyền đối với kiểu dáng công nghiệp
Căn cứ theo quy định tại Điều 126 Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2009, 2019 thì các hành vi sau đây bị coi là xâm phạm quyền của kiểu dáng công nghiệp:
– Sử dụng kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ hoặc kiểu dáng công nghiệp không khác biệt đáng kể với kiểu dáng đó trong thời hạn hiệu lực của văn bằng bảo hộ mà không được phép của chủ sở hữu;
– Sử dụng kiểu dáng công nghiệp mà không trả tiền đền bù theo quy định về quyền tạm thời quy định tại Điều 131 của Luật này.
Xác định hành vi vi phạm kiểu dáng công nghiệp
Điều 12 Thông tư 11/2015/TT-BKHCN hướng dẫn khi xác định hành vi xâm phạm quyền đối với kiểu dáng công nghiệp phải tuân theo quy định tại các điều 5 và 10 Nghị định 105/2006/NĐ-CP sửa đổi và một số hướng dẫn sau:
– Sản phẩm/phần sản phẩm bị xem xét được coi là bản sao của kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ nếu sản phẩm/phần sản phẩm đó có tập hợp các đặc điểm tạo dáng (hình dáng) bên ngoài chứa tất cả các đặc điểm tạo dáng cơ bản và không cơ bản của kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ.
– Sản phẩm/phần sản phẩm bị xem xét về bản chất được coi là bản sao của kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ nếu sản phẩm/phần sản phẩm đó có tập hợp các đặc điểm tạo dáng bên ngoài chứa tất cả các đặc điểm tạo dáng cơ bản của kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ, chỉ khác biệt về những đặc điểm tạo dáng không dễ dàng nhận biết, ghi nhớ được.
Trường hợp tổng thể các đặc điểm tạo dáng bên ngoài của một sản phẩm/phần sản phẩm bị coi là bản sao hoặc về bản chất là bản sao của tập hợp các đặc điểm tạo dáng bên ngoài của ít nhất một sản phẩm trong bộ sản phẩm thuộc kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ thì cũng bị coi là xâm phạm quyền đối với kiểu dáng công nghiệp đó.
Đặc điểm tạo dáng cơ bản của kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ được hiểu là đặc điểm tạo dáng dễ dàng nhận biết, ghi nhớ, được dùng để phân biệt tổng thể kiểu dáng công nghiệp này với kiểu dáng công nghiệp khác. Tập hợp các đặc điểm tạo dáng cơ bản có thể là hình khối, đường nét, tương quan giữa các đặc điểm hình khối và/hoặc đường nét, các đặc điểm màu sắc được xác định trên cơ sở bộ ảnh chụp/bản vẽ kèm theo Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp.
Trên đây là tư vấn của Phan Law Vietnam về hành vi vi phạm kiểu dáng công nghiệp theo quy định của pháp luật mới nhất. Nếu còn vướng mắc hoặc cần sự hỗ trợ pháp lý khác quý khách vui lòng liên hệ thông tin dưới đây để có thể được giải đáp nhanh nhất.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888 – Email: info@phan.vn
Liên hệ Văn phòng Luật Sư