Chuẩn bị đầy đồ hồ sơ đăng ký nhãn hiệu là một trong những bước không thể thiếu để thực hiện thủ tục đề nghị cấp văn bằng bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cho nhãn hiệu sản phẩm, dịch vụ của bạn. Quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu mang ý nghĩa to lớn trong suốt quá trình nghiên cứu, phát triển, mở rộng kinh doanh, vì vậy bạn cần phải đặt mối quan tâm đúng mức để có thể bảo vệ loại tài sản này của mình.
>> Tham khảo bài viết về đăng ký nhãn hiệu quốc tế: Đăng ký nhãn hiệu quốc tế theo hệ thống Madrid
Xem thêm:
>> Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu
>> Những điều cần biết về luật sở hữu trí tuệ
>> Tìm hiểu về dịch vụ đăng ký sở hữu trí tuệ
Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu cho thương hiệu
Nhãn hiệu là gì?
Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân với nhau. Nhãn hiệu là đối tượng được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành. Để được công nhận và bảo hộ, bạn phải thực hiện thủ tục đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu.
Quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu
Nhãn hiệu thuộc đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp, là một trong ba quyền chính của quyền sở hữu trí tuệ. Cục Sở hữu trí tuệ hiện đang là cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận, thẩm định và cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu cho các đơn đăng ký đạt điều kiện.
Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu
Để tiến hành thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, bạn phải chuẩn bị được hồ sơ bao gồm các tài liệu theo quy định chung tại Điều 100 Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành:
“a) Tờ khai đăng ký theo mẫu quy định;
b) Tài liệu, mẫu vật, thông tin thể hiện đối tượng sở hữu công nghiệp đăng ký bảo hộ quy định tại các điều từ Điều 102 đến Điều 106 của Luật này;
c) Giấy ủy quyền, nếu đơn nộp thông qua đại diện;
d) Tài liệu chứng minh quyền đăng ký, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đó của người khác;
đ) Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên, nếu có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên;
e) Chứng từ nộp phí, lệ phí.”
Các cách nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu
Tùy vào nhu cầu, điều kiện của mình mà bạn có thể lựa chọn cách nộp hồ sơ đăng ký phù hợp. Có một số cách nộp hồ sơ bao gồm:
- Nộp trực tiếp hồ sơ bản giấy đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền
- Gửi bộ hồ sơ bằng đường bưu chính
- Nộp hồ sơ trực tuyến trên hệ thống dịch vụ công
- Thực hiện hồ sơ thông qua đại diện sở hữu trí tuệ
Các bước xử lý hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu
Trình tự xử lý hồ sơ đăng ký nhãn hiệu
Quá trình xử lý đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu là một quá trình kéo dài và yêu cầu khá nhiều đối với người thực hiện đơn.
Các bước thẩm định đăng ký nhãn hiệu
Sau khi tiếp nhận, đơn đăng ký nhãn hiệu của bạn sẽ phải trải qua các bước sau:
- Thẩm định hình thức đơn đăng ký bảo hộ. Thông thường sẽ kéo dài một tháng
- Công bố đơn hợp lệ cho đơn đã vượt qua vòng thẩm định hình thức. Thời hạn công bố đơn không quá hai tháng kể từ khi thẩm định hình thức thành công và có quyết định chấp nhận đơn hợp lệ
- Thẩm định nội dung (trải dài 09 tháng) đây là bước thẩm định cuối cùng để xác định xem liệu nhãn hiệu của bạn có đáp ứng đầy đủ yêu cầu để được bảo hộ hay không
Thời hạn bảo hộ của văn bằng
Sau khi vượt qua tất cả các vòng thẩm định, xét duyệt; Cục Sở hữu trí tuệ sẽ cấp văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu. Hiệu lực của văn bằng bảo hộ đối với nhãn hiệu là mười năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần mười năm.
Chi tiết hơn về cách thực hiện hồ sơ đăng ký nhãn hiệu và các quy định pháp lý liên quan, bạn có thể trao đổi trực tiếp với đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý của Phan Law Vietnam thông qua các phương thức liên hệ dưới đây.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888 – Email: info@phan.vn
Liên hệ Văn phòng Luật Sư