Tài sản sở hữu trí tuệ là loại tài sản vô cùng đặc biệt được công nhận tại hầu hết mọi quốc gia. Việc nghiên cứu, phát triển loại tài sản này không chỉ gắn liền với yếu tố tinh thần mà trở thành nguyên liệu tất yếu để thúc đẩy phát triển kinh tế. Một khi bạn có thể nắm chắc các vấn đề về bảo hộ tài sản sở hữu trí tuệ được quy định tại Luật Sở hữu trí tuệ bạn có thể xây dựng lá chắn pháp lý vững chắc cho mình và từ đó trở thành bàn đạp thúc đẩy kinh doanh.
Xem thêm
Quyền tác giả có là đối tượng của luật sở hữu trí tuệ hay không?
Xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
Sở hữu trí tuệ trong thương mại điện tử
Bảo vệ toàn diện về quyền Sở hữu trí tuệ
Quyền sở hữu trí tuệ là gì?
Quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ của mình. Các quyền này bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng.
Nhìn chung, loại quyền này thể hiện việc pháp luật công nhận, bảo hộ quyền sở hữu, sử dụng của chủ sở hữu đối với các tài sản trí tuệ do mình tạo ra hay do mình sở hữu. Từ góc độ vật chất, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ là nhằm đảm bảo cho người sáng tạo có thể khai thác giá trị kinh tế từ các sản phẩm sáng tạo của mình để bù đắp lại công lao sáng tạo. Các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ chính là các loại tài sản vô hình được tạo thành từ các sáng tạo khác nhau mà con người nghĩ ra.
Sự khác nhau giữa quyền tác giả và quyền sở hữu công nghiệp
Hai loại hình thường thấy nhất của vấn đề sở hữu trí tuệ chính là quyền tác giả và quyền sở hữu công nghiệp. Dựa trên đặc tính của các loại quyền này, pháp luật có các quy định hướng dẫn chi tiết và phù hợp nhất với nhu cầu phát triển, bảo hộ loại tài sản đặc biệt này.
Quyền tác giả, quyền liên quan
Theo định nghĩa tại khoản 2 và khoản 3 Điều 3 Luật Sở hữu trí tuệ: “Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.” và “Quyền liên quan đến quyền tác giả (sau đây gọi là quyền liên quan) là quyền của tổ chức, cá nhân đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa.”.
Quyền tác giả chỉ bảo hộ hình thức thể hiện ý tưởng chứ không phải bản thân ý tưởng và được phát sinh theo cơ chế tự động. Cụ thể theo hướng dẫn tại khoản 1 Điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ: “Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký.”
Các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ
Quyền sở hữu công nghiệp
Quyền sở hữu công nghiệp là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh.
Căn cứ xác lập của quyền sở hữu công nghiệp phụ thuộc vào từng loại đối tượng. Quyền sở hữu công nghiệp được xác lập theo quy định tại khoản 3 Điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ:
“a) Quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại Luật này hoặc công nhận đăng ký quốc tế theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; đối với nhãn hiệu nổi tiếng, quyền sở hữu được xác lập trên cơ sở sử dụng, không phụ thuộc vào thủ tục đăng ký;
b) Quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại được xác lập trên cơ sở sử dụng hợp pháp tên thương mại đó;
c) Quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh được xác lập trên cơ sở có được một cách hợp pháp bí mật kinh doanh và thực hiện việc bảo mật bí mật kinh doanh đó;
d) Quyền chống cạnh tranh không lành mạnh được xác lập trên cơ sở hoạt động cạnh tranh trong kinh doanh.”
Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành
Trải qua quá trình thay đổi và phát triển giữa các mối quan hệ xã hội có liên quan đến vấn đề tài sản sở hữu trí tuệ, các nhà làm luật đã tổng hợp và đưa ra những hướng dẫn, quy định điều chỉnh chung cho loại tài sản đặc biệt này. Thông qua Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành, bạn có thể tìm hiểu chính xác về loại tài sản vô hình này.
- Hướng dẫn cách xác định các loại tài sản sở hữu trí tuệ
- Căn cứ xác lập, bảo hộ quyền
- Phân chia quyền cho các đối tượng cụ thể
- Thực thể hóa quyền sở hữu trí tuệ thông qua các hoạt động
- Quy định xác định hành vi xâm phạm
- Biện pháp xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
Luật sở hữu trí tuệ là lĩnh vực pháp lý rộng lớn, bạn cần nắm bắt và khai thác phù hợp để có thể vận dụng tối ưu các quy định pháp lý. Hãy tìm hiểu thêm về vấn đề này trong những bài phân tích chi tiết tại trang https://phan.vn. Ngoài ra, đội ngũ luật sư cùng các chuyên viên pháp lý của Phan Law Vietnam luôn sẵn sàng hỗ trợ tư vấn trực tiếp thông qua các phương thức liên hệ dưới đây.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888 – Email: info@phan.vn
Tổng đài tư vấn hôn nhân gia đình: 1900.599.995