Có rất nhiều người nhắn tin đặt câu hỏi cho chúng tôi với nội dung là mong muốn ly hôn nhưng không biết cách viết tay đơn ly hôn hoặc trình bày lý do xin ly hôn trong đơn làm sao để tòa án chấp thuận? Dưới đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn quý khách viết đơn ly hôn theo cách viết mẫu đơn ly hôn viết tay. Xin mời quý khách cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Xem thêm:
>> Đơn ly hôn được viết như thế nào?
>> Đơn phương ly hôn nhanh tại TPHCM được thực hiện như thế nào?
>> Ly hôn có yếu tố nước ngoài khi một bên hoặc cả hai bên vắng mặt
Cách viết mẫu đơn ly hôn viết tay.
Hướng dẫn cách viết mẫu đơn ly hôn viết tay
Đơn ly hôn là biểu mẫu do các Toà án cung cấp hoặc do vợ, chồng viết tay hoặc đánh máy trong đơn có thể hiện các thông tin cá nhân như họ tên, số CMND/CCCD, địa chỉ cư trú cùng các nội dung yêu cầu Tòa án xem xét, công nhận giải quyết về việc chấm dứt quan hệ hôn nhân.
Theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định, có hai thủ tục ly hôn là đơn phương ly hôn và thuận tình ly hôn. Khi cả hai hoặc chỉ một bên muốn ly hôn sẽ cần viết đơn ly hôn viết tay theo thủ tục tương ứng. Cụ thể:
Cách viết tay đơn ly hôn thuận tình
Ly hôn thuận tình là trường hợp ly hôn theo yêu cầu của cả hai vợ chồng khi đã thỏa thuận được tất cả những vấn đề quan hệ vợ chồng, quyền nuôi con, cấp dưỡng, chia tài sản hoặc đồng ý tách riêng yêu cầu chia tài sản vợ chồng thành một vụ án khác sau khi đã ly hôn.
Để đơn ly hôn thuận tình dễ dàng được tòa chấp thuận thụ lý thì nội dung trình bày trong đơn ly hôn viết tay được thể hiện theo hướng dẫn như sau:
- Tên đơn ly hôn: Đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, nuôi con, chia tài sản khi ly hôn (Mẫu số 01-VDS tại Nghị quyết 04/2018/NQ-HĐTP).
- Thông tin cá nhân của hai vợ chồng như: Họ tên, số CMND/CCCD, địa chỉ cư trú.
- Lý do ly hôn: Cần trình bày rõ trong đơn kết hôn thời gian nào, hiện tại có đang chung sống cùng nhau hay không? Tình trạng mâu thuẫn, nguyên nhân mâu thuẫn khi làm đơn này đề nghị tòa giải quyết việc ly hôn.
- Phần con chung (nếu có): Ghi thông tin các con chung gồm tên, ngày tháng năm sinh, nguyện vọng và đề nghị nuôi con …. Nếu chưa có con chung ghi chưa có..
- Phần tài sản chung (nếu có): Ghi thông tin về tài sản (liệt kê toàn bộ), trị giá thực tế, đề nghị phân chia. Các bên có quyền tự thỏa thuận phân chia tài sản hoặc yêu cầu tòa án phân chia theo quy định của pháp luật nếu như không thể đạt được thỏa thuận. Nếu đã thỏa thuận được thì ghi tài sản chung, riêng do hai bên tự nguyện thỏa thuận không yêu cầu tòa án phân chia. Nếu không có tài sản thì chỉ cần ghi không có tài sản và không yêu cầu tòa án phân chia.
- Phần nợ chung (nếu có): Ghi cụ thể số nợ (tiền hay tài sản, chủ nợ là ai, thời gian trả nợ) và đề nghị phân nghĩa vụ trả nợ trong đơn. Nếu không có nợ chung ghi không có.
Cách viết tay đơn ly hôn đơn phương
Ly hôn đơn phương chính là ly hôn theo yêu cầu của một bên, khi chỉ một bên vợ hoặc chồng có yêu cầu ly hôn mà bên còn lại không muốn ký đơn. Việc ly hôn đơn phương phải có căn cứ, chứng minh tình trạng hôn nhân đã trầm trọng.
- Tên đơn ly hôn: Đơn khởi kiện ly hôn.
- Thông tin cá nhân của vợ/ chồng muốn ly hôn và bên còn lại như: Họ tên, số CMND/CCCD, địa chỉ cư trú (lưu ý thì người yêu cầu là cá nhân phải ký tên hoặc điểm chỉ, nếu là cơ quan, tổ chức thì đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó phải ký tên và đóng dấu vào phần cuối đơn; trường hợp tổ chức yêu cầu là doanh nghiệp thì việc sử dụng con dấu được thực hiện theo quy định của Luật doanh nghiệp.).
- Phần nội dung đơn ly hôn, Phần tài sản chung, phần con chung, phần nợ chung (nếu có): nội dung thể hiện giống với nội dung viết trong đơn ly hôn thuận tình hướng dẫn ở bên trên.
Hướng dẫn cách viết mẫu đơn ly hôn viết tay.
Hồ sơ kèm theo đơn ly hôn
Hồ sơ kèm theo đơn ly hôn khi nộp làm thủ tục ly hôn gồm có các thành phần giấy tờ như sau:
- Đơn ly hôn;
- Đơn đăng ký kết hôn (nộp bản chính, trường hợp không có bản chính nộp bản sao hoặc trích lục kết hôn);
- Chứng minh thư nhân dân/ Căn cước công dân (bản sao có dấu đỏ);
- Hộ khẩu hoặc sổ tạm trú của hai vợ chồng (bản sao có dấu đỏ). Trong trường hợp không có bìa hộ khẩu hoặc sổ tạm trú của vợ hoặc chồng thì nộp giấy xác nhận hộ khẩu hoặc tạm trú của chính quyền địa phương nơi vợ hoặc chồng đang cư trú (bản chính);
- Giấy khai sinh con chung (nếu có lấy bản sao có dấu đỏ);
- Đơn đề nghị của con chung trên 7 tuổi về nguyện vọng ở với bố hay với mẹ nếu bố mẹ ly hôn có xác nhận của chính quyền địa phương;
- Các giấy tờ liên quan đến quyền sở hữu tài sản, quyền sử dụng đất chung của vợ chồng (nếu yêu cầu Tòa án giải quyết);
- Các giấy tờ chứng minh về điều kiện thu nhập, nơi ở (nếu tranh chấp về việc nuôi con, nghĩa vụ cấp dưỡng);
- Bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật (nếu tranh chấp về nuôi con, cấp dưỡng nuôi con hoặc chia tài sản chung sau ly hôn).
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888 – Email: info@phan.vn
Liên hệ Văn phòng Luật Sư