Chỉ dẫn địa lý là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể. Vậy thủ tục để đăng ký chỉ dẫn địa lý cần những gì, bài viết này sẽ hưỡng dẫn quý kháh về thủ tục đăng ký chỉ dẫn địa lý theo pháp luật.
Xem thêm:
>> Chỉ dẫn địa lý là gì? Thủ tục đăng ký chỉ dẫn địa lý theo pháp luật mới 2021
>> Làm cách nào để đăng ký chỉ dẫn địa lý
>> Quy trình đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý
Quy định về chỉ dẫn địa lý theo pháp luật
Quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại Luật này hoặc theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên (Điều 6 Luật sở hữu trí tuệ).
Chỉ dẫn địa lý được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây (Điều 79 Luật sở hữu trí tuệ):
- Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có nguồn gốc địa lý từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý;
- Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có danh tiếng, chất lượng hoặc đặc tính chủ yếu do điều kiện địa lý của khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý đó quyết định.
Yêu cầu đối với đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý
⇒ Đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý phải đáp ứng các yêu cầu chung quy định tại điểm 7 và điểm 10.1 của Thông tư này và đáp ứng các yêu cầu cụ thể quy định tại điểm này.
⇒ Đơn phải bảo đảm tính thống nhất quy định tại khoản 1 Điều 101 của Luật Sở hữu trí tuệ, mỗi đơn chỉ được đăng ký một chỉ dẫn địa lý dùng cho một sản phẩm.
⇒ Các tài liệu đơn: Tờ khai – theo mẫu 05-CDĐL quy định tại Phụ lục A của Thông tư này; Bản mô tả tính chất/chất lượng/danh tiếng của sản phẩm; Bản đồ khu vực địa lý tương ứng với chỉ dẫn địa lý (đều phải được làm thành 02 bản) và 10 mẫu thể hiện cách trình bày chỉ dẫn địa lý sẽ được sử dụng với kích thước không lớn hơn 80mm x 80mm và không nhỏ hơn 20mm x 20mm (trong trường hợp chỉ dẫn địa lý không phải là từ ngữ).
⇒ Yêu cầu đối với Bản mô tả tính chất/chất lượng/danh tiếng của sản phẩm
– Bản mô tả tính chất/chất lượng/danh tiếng của sản phẩm phải có các thông tin chủ yếu sau đây:
+ Liệt kê các tính chất/chất lượng đặc thù của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý do điều kiện địa lý quyết định – được xác định bằng các chỉ tiêu cảm quan, định tính, định lượng về vật lý, hoá học, sinh học, có khả năng kiểm tra được bằng phương tiện kỹ thuật hoặc bằng chuyên gia theo một phương pháp thử xác định; và/hoặc
+ Danh tiếng của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý do điều kiện địa lý quyết định – được xác định thông qua sự biết đến sản phẩm đó một cách rộng rãi trong giới tiêu dùng liên quan, có khả năng kiểm chứng được; và
+ Điều kiện địa lý tạo nên tính chất/chất lượng đặc thù, danh tiếng của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý, bao gồm các yếu tố độc đáo về khí tượng, thuỷ văn, địa chất, địa hình, hệ sinh thái và các điều kiện tự nhiên khác; các yếu tố độc đáo về kỹ năng, kỹ xảo của người sản xuất, bao gồm cả quy trình sản xuất truyền thống của địa phương (có thể bao gồm một, một số hoặc tất cả các công đoạn, từ sản xuất nguyên liệu, chế biến nguyên liệu đến tạo ra sản phẩm và có thể gồm cả công đoạn đóng gói sản phẩm, nếu công đoạn đó có ảnh hưởng đến tính chất/chất lượng, danh tiếng của sản phẩm), nếu quy trình đó là nhân tố tạo ra và duy trì tính chất/chất lượng đặc thù, danh tiếng của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý, trong đó có các thông tin rõ ràng và chi tiết đến mức có thể kiểm tra được (nếu trong các thông tin nêu trên có các thông tin bí mật, bí quyết kỹ thuật chưa được bộc lộ hoặc chưa được biết đến một cách rộng rãi bên ngoài địa phương thì người nộp đơn có quyền từ chối cung cấp các thông tin chi tiết về bí mật, bí quyết đó nếu không được cam kết bảo mật các thông tin đó theo yêu cầu của mình); và
+ Mối quan hệ hữu cơ giữa tính chất/chất lượng đặc thù, danh tiếng của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý nêu tại các điểm 43.4.a (i) và (ii) với điều kiện địa lý nêu tại điểm 43.4.a (iii) trên đây.
– Bản mô tả tính chất/chất lượng/danh tiếng của sản phẩm phải kèm theo tài liệu xác nhận rằng các thông tin về tính chất/chất lượng/danh tiếng là có căn cứ và xác thực (kết quả khảo nghiệm, nghiên cứu, điều tra…).
⇒ Yêu cầu đối với bản đồ khu vực địa lý tương ứng với chỉ dẫn địa lý
Bản đồ khu vực địa lý tương ứng với chỉ dẫn địa lý phải thể hiện đầy đủ thông tin tới mức có thể xác định chính xác vùng địa lý hội đủ các điều kiện tự nhiên tạo nên tính chất/chất lượng đặc thù, danh tiếng của sản phẩm. Bản đồ có thể được nộp kèm theo tài liệu mô tả về khu vực địa lý tương ứng với chỉ dẫn địa lý.
Thẩm định hình thức, công bố đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý
Các thủ tục thẩm định hình thức, công bố đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý được thực hiện theo thủ tục chung quy định tại điểm 13 và điểm 14 của Thông tư này.
Thẩm định nội dung đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý
Thẩm định nội dung đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý được quy định trong Thông tư 01/2007/TT-BKHCN theo quy trình sau:
Trình tự thực hiện thủ tục thẩm định nội dung
Việc thẩm định nội dung đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý được tiến hành theo trình tự chung quy định tại điểm 15 của Thông tư 01/2007/TT-BKHCN này và các quy định cụ thể tại điểm này.
Đánh giá sự phù hợp giữa đối tượng nêu trong đơn và Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý
Đối tượng nêu trong đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý bị coi là không phù hợp với loại văn bằng bảo hộ chỉ dẫn địa lý, nếu đối tượng đó không phải là dấu hiệu nhìn thấy được dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể theo quy định tại khoản 22 Điều 4 của Luật Sở hữu trí tuệ.
Đánh giá chỉ dẫn địa lý theo các điều kiện bảo hộ
⇒ Đối tượng nêu trong đơn được chấp nhận đăng ký và được ghi vào Sổ đăng ký quốc gia về chỉ dẫn địa lý nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy định tại Điều 79 của Luật Sở hữu trí tuệ và không thuộc các trường hợp quy định tại Điều 80 của Luật Sở hữu trí tuệ, cụ thể là phải chứng minh được đầy đủ các điều kiện:
- Tồn tại một vùng địa lý tương ứng với chỉ dẫn địa lý nêu trong đơn;
- Sản phẩm có nguồn gốc từ vùng địa lý nói trên;
- Sản phẩm đó có tính chất/chất lượng đặc thù và/hoặc danh tiếng quyết định bởi điều kiện địa lý của vùng địa lý nói trên theo quy định tại Điều 82 của Luật Sở hữu trí tuệ;
⇒ Trong các trường hợp sau đây, chỉ dẫn địa lý nêu trong đơn không được đăng ký:
- Chỉ dẫn địa lý đã trở thành tên gọi chung của hàng hoá ở Việt Nam;
- Chỉ dẫn địa lý của nước ngoài mà tại nước đó chỉ dẫn địa lý không được bảo hộ, đã bị chấm dứt bảo hộ hoặc không còn được sử dụng;
- Chỉ dẫn địa lý trùng hoặc tương tự với một nhãn hiệu đang được bảo hộ tại Việt Nam, nếu việc sử dụng chỉ dẫn địa lý đó được thực hiện thì sẽ gây nhầm lẫn về nguồn gốc của sản phẩm;
- Chỉ dẫn địa lý gây hiểu sai lệch cho người tiêu dùng về nguồn gốc địa lý thực của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý đó.
⇒ Cách thức đánh giá chỉ dẫn địa lý theo các điều kiện bảo hộ
- Việc đánh giá chỉ dẫn địa lý theo các điều kiện bảo hộ nêu tại các điểm 45.3.a và b trên đây được thực hiện trên cơ sở các thông tin do người nộp đơn cung cấp và trên cơ sở các thông tin tìm thấy được từ nguồn thông tin tối thiểu bắt buộc sau đây:
- Các nhãn hiệu đang được bảo hộ tại Việt Nam cho sản phẩm trùng hoặc tương tự với sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý, với ngày bắt đầu được bảo hộ sớm hơn ngày nộp đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý, kể cả các nhãn hiệu được bảo hộ theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;
- Các nhãn hiệu được Cục Sở hữu trí tuệ ghi nhận là nhãn hiệu nổi tiếng.
Trường hợp tìm thấy nhãn hiệu trùng hoặc tương tự với chỉ dẫn địa lý, Cục Sở hữu trí tuệ thông báo cho chủ sở hữu nhãn hiệu biết để có ý kiến về việc đăng ký chỉ dẫn địa lý trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày ký thông báo, trong đó nêu rõ quyền phản đối đăng ký chỉ dẫn địa lý của chủ sở hữu nhãn hiệu nếu có đủ căn cứ chứng minh chỉ dẫn địa lý thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 80 của Luật Sở hữu trí tuệ. Việc xem xét ý kiến của chủ sở hữu nhãn hiệu được thực hiện theo quy định về việc xem xét ý kiến của bên thứ ba quy định tại điểm 6 của Thông tư này.
Chỉ dẫn địa lý gây hiểu sai lệch cho người tiêu dùng về nguồn gốc địa lý thực của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý đó khi bị coi là trùng hoặc tương tự tới mức không thể phân biệt với một dấu hiệu đang được người tiêu dùng Việt Nam biết đến với danh nghĩa là chỉ dẫn nguồn gốc địa lý của hàng hoá, dịch vụ.
Thông báo kết quả thẩm định nội dung
Kết quả thẩm định nội dung đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý được thực hiện theo quy định chung tại điểm 15.7 của Thông tư này.
Cấp, đăng bạ, công bố Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý
Các thủ tục ra quyết định cấp, đăng bạ, công bố Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý được thực hiện theo quy định chung tại điểm 18 và điểm 19 của Thông tư này.
Trên đây là tư vấn của Phan Law Vietnam xin được thông tin đến quý khách. Nếu còn vướng mắc hoặc cần sự hỗ trợ pháp lý khác quý khách vui lòng liên hệ thông tin dưới đây để có thể được giải đáp nhanh nhất.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888 –Email: info@phan.vn
Liên hệ Văn phòng Luật Sư