Nếu người dân sinh sống tại các khu vực nhất định phải tiêm vaccine thì việc từ chối tiêm vaccine Covid-19 là vi phạm pháp luật. Hành vi này có thể bị xử lý hành chính theo quy định tại Nghị định 117/2020/NĐ-CP.
Xem thêm:
>> 05 vạn khách hành hương đến chùa Tam Chúc khi dịch Covid-19 vừa lắng xuống
>> Hai phụ nữ bị điều tra hành vi tung tin giả về dịch Covid lên mạng xã hội
>> Phân biệt pháo hoa và pháo hoa nổ để vui tết an toàn!
Người dân có được từ chối tiêm vaccine Covid-19 hay không?
Có được từ chối tiêm vaccine Covid-19 hay không là vấn đề được nhiều người quan tâm. Hiện nay, pháp luật chưa có quy định toàn bộ người dân phải tiêm vaccine Covid-19. Tuy nhiên, nếu dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, cơ quan y tế có thẩm quyền có thể ra văn bản bắt buộc người dân tại một số khu vực nhất định phải tiêm vaccine Covid-19. Trong trường hợp này, việc tiêm chủng là bắt buộc và người dân phải tuân thủ.
Theo điểm a khoản 2 điều 9 Nghị định 117/2020/NĐ-CP, phạt tiền từ một triệu đồng đến 3 triệu đồng với hành vi không sử dụng hoặc cản trở việc sử dụng vaccine, sinh phẩm y tế đối với các bệnh có vaccine, sinh phẩm y tế phòng bệnh trong trường hợp có nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm tại vùng có dịch hoặc đến vùng có dịch theo yêu cầu, hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền.
Người dân có được từ chối tiêm vaccine Covid-19 hay không?
Như vậy, ngươi từ chối tiêm vaccine Covid-19 theo yêu cầu bắt buộc của cơ quan y tế có thẩm quyền (trừ trường hợp không đủ điều kiện để được tiêm vaccine Covid-19…) sẽ bị xử phạt như quy định nêu trên.
Căn cứ khoản 4 điều 23 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, mức tiền phạt với vi phạm nêu trên là mức trung bình của khung tiền phạt (là 2 triệu đồng). Nếu có tình tiết giảm nhẹ, mức tiền phạt có thể giảm xuống nhưng không được thấp hơn một triệu đồng. Nếu có tình tiết tăng nặng, mức tiền phạt có thể tăng lên nhưng không được vượt quá 3 triệu đồng.
Ngoài ra, nếu người không chịu tiêm vaccine Covid-19 dẫn đến bị nhiễm bệnh rồi lây nhiễm cho người khác thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người, theo điều 240 Bộ luật Hình sự năm 2015. Đối với tội danh này, khung hình phạt thấp nhất là bị phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 200 triệu đồng hoặc bị phạt tù từ một năm đến 5 năm.
Thành phố Hồ Chí Minh tăng tốc tiêm chủng Covid- 19 cho người dân
Chiều 30-7, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 TP HCM đã tổ chức họp báo cung cấp thông tin, tuyên truyền phòng chống dịch trên địa bàn thành phố.
Cung cấp thông tin về tình hình tiêm vắc-xin Covid-19 tại buổi họp báo, Phó Chủ tịch UBND TP HCM Dương Anh Đức cho biết tối 29-7, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long đã ký Văn bản 6118 về tiêm vắc-xin Covid-19 trong thời gian giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 ở TP HCM. Trong văn bản này, Bộ Y tế tháo gỡ nhiều vướng mắc để tăng tốc độ tiêm vắc-xin.
Từ chỉ đạo của Bộ Y tế, TP HCM đã ban hành văn bản hướng dẫn cho lực lượng tổ chức tiêm vắc-xin để triển khai. Theo đó, TP HCM sẽ tổ chức tiêm cho tất cả đối tượng từ 18 tuổi trở lên, trong đó vẫn duy trì việc tiêm chủng cho lực lượng tuyến đầu chống dịch, người cao tuổi, người có bệnh lý nền và đẩy nhanh tốc độ bao phủ tiêm chủng.
TP.HCM cũng lưu ý sắp xếp tiêm cho những người thuộc nhóm trì hoãn của các đợt trước và bố trí những người thuộc nhóm cần thận trọng khi tiêm chủng được tiêm tại điểm tiêm ngoài cộng đồng, không bắt buộc tiêm tại bệnh viện, cơ sở điều trị.
Bố trí địa điểm tiêm: tổ chức tiêm tại các cơ sở tiêm chủng cố định như bệnh viện, phòng khám, trung tâm y tế, trạm y tế và cơ sở tiêm chủng khác, và nhiều điểm tiêm chủng lưu động tại các khu dân cư.
Kể từ khi xuất hiện đến nay, Covid- 19 đã lấy đi hàng triệu tính mạng con người trên khắp thế giới. Cùng với đó là thiệt hại rất lớn về mặt kinh tế. Tiêm vaccine là giải pháp hiệu quả nhất để ngăn chặn đại dịch này. Do đó, thiết nghĩ người dân không nên từ chối tiêm vaccine Covid-19 vì sức khỏe của chính bản thân và gia đình.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888 – Email: info@phan.vn
Liên hệ Văn phòng Luật Sư