Trong quá trình xét xử vụ án hình sự thì tùy vào từng vụ án hình sự mà Toà án ra bản án hoặc các quyết định tố tụng nhằm giải quyết vụ án. Bản án và quyết định của Toà án khi đã có hiệu lực pháp luật phải được nghiêm chỉnh chấp hành. Nguyên tắc thi hành án hình sự này có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm. Vậy nguyên tắc của việc thi hành án hình sự là gì? Mời quý khách cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Xem thêm:
>> Khi nào thì phải thay đổi người tiến hành tố tụng hình sự
>> Bồi thường thiệt hại trong lĩnh vực xây dựng được quy định ra sao?
>> Ai có thẩm quyền giải quyết khiếu nại? Xử lý đơn khiếu nại
Nguyên tắc của việc thi hành án hình sự.
Thi hành án hình sự
Theo Điều 2 Luật Thi hành án hình sự 2019 quy định về Bản án, quyết định được thi hành như sau:
“Điều 2. Bản án, quyết định được thi hành
1. Bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật và đã có quyết định thi hành.
2. Bản án, quyết định của Tòa án được thi hành ngay theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự hoặc kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật theo quy định của Bộ luật Hình sự.
3. Quyết định của Tòa án tiếp nhận người đang chấp hành án phạt tù ở nước ngoài về Việt Nam chấp hành án và đã có quyết định thi hành; quyết định của Tòa án chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù tại Việt Nam cho nước ngoài.
4. Bản án, quyết định về áp dụng biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh, giáo dục tại trường giáo dưỡng; buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu, buộc thực hiện một số biện pháp nhằm khắc phục, ngăn chặn hậu quả tiếp tục xảy ra đối với pháp nhân thương mại thuộc thẩm quyền của cơ quan thi hành án hình sự.”.
Như vậy, việc thi hành án hình sự về bản chất là hoạt động của Nhà nước, do các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tiến hành nhằm thực thi các bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật. Khi thi hành các bản án, quyết định của Tòa án được bảo đảm thực hiện bằng các biện pháp Nhà nước theo một trình tự, thủ tục chặt chẽ. Tất cả các cơ quan, tổ chức và cá nhân đều có nghĩa vụ phải tôn trọng và nghiêm chỉnh chấp hành.
Nguyên tắc của việc thi hành án hình sự.
Nguyên tắc của việc thi hành án hình sự
Theo Điều 4 Luật Thi hành án hình sự 2019 đã quy định về nguyên tắc thi hành án hình, sự gồm các nguyên tắc như sau:
Nguyên tắc 1: Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật, bảo đảm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Nguyên tắc 2: Bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật phải được cơ quan, tổ chức, cá nhân tôn trọng; cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phải nghiêm chỉnh chấp hành.
Nguyên tắc 3: Bảo đảm nhân đạo xã hội chủ nghĩa; tôn trọng danh dự, nhân phẩm, quyền, lợi ích hợp pháp của người chấp hành án, người chấp hành biện pháp tư pháp, quyền, lợi ích hợp pháp của pháp nhân thương mại chấp hành án.
Nguyên tắc 4: Kết hợp trừng trị và giáo dục cải tạo trong việc thi hành án; áp dụng biện pháp giáo dục cải tạo phải trên cơ sở tính chất, mức độ phạm tội, độ tuổi, sức khỏe, giới tính, trình độ học vấn và các đặc điểm nhân thân khác của người chấp hành án.
Nguyên tắc 5: Thi hành án đối với người dưới 18 tuổi chủ yếu nhằm giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành người có ích cho xã hội.
Nguyên tắc 6: Khuyến khích người chấp hành án ăn năn hối cải, tích cực học tập, lao động cải tạo, tự nguyện bồi thường thiệt hại.
Nguyên tắc 7: Bảo đảm quyền khiếu nại, tố cáo hành vi, quyết định trái pháp luật của cơ quan, người có thẩm quyền trong thi hành án hình sự.
Nguyên tắc 8: Bảo đảm sự tham gia của cơ quan, tổ chức, cá nhân và gia đình trong hoạt động thi hành án hình sự, tái hòa nhập cộng đồng theo quy định của pháp luật.
Như vậy, việc thi hành án hình sự của các cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân đều phải được thực hiện dựa trên 08 nguyên tắc được liệt kê ở trên.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888 – Email: info@phan.vn
Liên hệ Văn phòng Luật Sư