Nguyên tắc quản lý thuế được quy định như thế nào trong luật? Những hành vi nào bị nghiêm cấm trong việc quản lý thuế? Để biết câu trả lời xin mời quý khách cùng tìm hiểu thông tin trong bài viết sau.
Xem thêm:
>> Thế nào là thuế trực thu, thuế gián thu?
>> Miễn thuế thu nhập cá nhân ở những khoản thu nhập được mào?
>> Cách tính thuế đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn được tính như thế nào?
Nguyên tắc quản lý thuế theo quy định pháp luật.
Quy định về thuế
Thuế là một khoản nộp ngân sách nhà nước bắt buộc của tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân theo quy định của các luật thuế (theo Khoản 1 Điều 3 Luật quản lý thuế 2019).
Quản lý thuế trong tiếng Anh là Tax management. Quản lý thuế là việc Nhà nước xác lập cơ chế, biện pháp để đảm bảo quyền và nghĩa vụ của chủ thể nộp thuế, cơ quan thu thuế và các tổ chức cá nhân có liên quan trong quá trình thu, nộp thuế.
Nội dung quản lý thuế
Nội dung về quản lý thuế bao gồm:
- Đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế, ấn định thuế.
- Hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế, không thu thuế.
- Khoanh tiền thuế nợ; xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt; miễn tiền chậm nộp, tiền phạt; không tính tiền chậm nộp; gia hạn nộp thuế; nộp dần tiền thuế nợ.
- Quản lý thông tin người nộp thuế.
- Quản lý hóa đơn, chứng từ.
- Kiểm tra thuế, thanh tra thuế và thực hiện biện pháp phòng, chống, ngăn chặn vi phạm pháp luật về thuế.
- Cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế.
- Xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế.
- Giải quyết khiếu nại, tố cáo về thuế.
- Hợp tác quốc tế về thuế.
- Tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế.
Nguyên tắc quản lý thuế theo quy định pháp luật.
Nguyên tắc quản lý thuế theo quy định pháp luật
Nguyên tắc quản lý thuế được quy định như thế nào trong luật? cụ thể, tại Điều 5 Luật quản lý thuế 2019 đã nêu các nguyên tắc quan lý thuế nhằm đảm bảo cho việc quản lý thuế đạt hiệu quả cao, bao gồm những nguyên tắc sau:
Mọi tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân có nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của luật. Cơ quan quản lý thuế, các cơ quan khác của Nhà nước được giao nhiệm vụ quản lý thu thực hiện việc quản lý thuế theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan, bảo đảm công khai, minh bạch, bình đẳng và bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người nộp thuế. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm tham gia quản lý thuế theo quy định của pháp luật.
Thực hiện cải cách thủ tục hành chính và ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại trong quản lý thuế; áp dụng các nguyên tắc quản lý thuế theo thông lệ quốc tế, trong đó có nguyên tắc bản chất hoạt động, giao dịch quyết định nghĩa vụ thuế, nguyên tắc quản lý rủi ro trong quản lý thuế và các nguyên tắc khác phù hợp với điều kiện của Việt Nam.
Áp dụng biện pháp ưu tiên khi thực hiện các thủ tục về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của pháp luật về hải quan và quy định của Chính phủ.
Các hành vi bị nghiêm cấm trong quản lý thuế
Theo Điều 6 Luật quản lý thuế 2019 đã quy định các hành vi bị nghiêm cấm trong quản lý thuế bao gồm:
Thông đồng, móc nối, bao che giữa người nộp thuế và công chức quản lý thuế, cơ quan quản lý thuế để chuyển giá, trốn thuế. Gây phiền hà, sách nhiễu đối với người nộp thuế. Lợi dụng để chiếm đoạt hoặc sử dụng trái phép tiền thuế. Cố tình không kê khai hoặc kê khai thuế không đầy đủ, kịp thời, chính xác về số tiền thuế phải nộp. Cản trở công chức quản lý thuế thi hành công vụ.
Sử dụng mã số thuế của người nộp thuế khác để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật hoặc cho người khác sử dụng mã số thuế của mình không đúng quy định của pháp luật. Bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ không xuất hóa đơn theo quy định của pháp luật, sử dụng hóa đơn không hợp pháp và sử dụng không hợp pháp hóa đơn. Làm sai lệch, sử dụng sai mục đích, truy cập trái phép, phá hủy hệ thống thông tin người nộp thuế. Trên đây là tư vấn của Phan Law Vietnam xin được thông tin đến quý khách.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888 –Email: info@phan.vn
Liên hệ Văn phòng Luật Sư