Nhãn hiệu tập thể với nhãn hiệu thông thường thì có điểm gì khác nhau? Để trả lời câu hỏi này, xin mời quý khách cùng tìm hiểu phần thông tin trong bài viết dưới đây.
Xem thêm:
>> Tờ khai đăng ký nhãn hiệu mới nhất năm 2022
>> Thủ tục đăng ký nhãn hiệu năm 2022
>> Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu ở đâu an toàn hiệu quả nhất?
Nhãn hiệu tập thể khác gì so với nhãn hiệu thông thường?
Định nghĩa về nhãn hiệu thông thường và nhãn hiệu tập thể
Nhãn hiệu thông thường đó là dấu hiệu để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau, được quy định tại khoản 16 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009, 2019 (Luật Sở hữu trí tuệ).
Nhãn hiệu tập thể là nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các thành viên, tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của tổ chức đó, được quy định tại khoản 17 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ.
Nhãn hiệu tập thể khác gì so với nhãn hiệu thông thường?
Nhãn hiệu thông thường và nhãn hiệu tập thể đều mang bản chất là những dấu hiệu có tính phân biệt, nên cả hai loại nhãn hiệu trên sẽ có những điểm giống và khác nhau sau đây:
Điểm giống nhau giữa nhãn hiệu thông thường và nhãn hiệu tập thể
Một là: Nhãn hiệu thông thường và nhãn hiệu tập thể đều là đối tượng được pháp luật bảo hộ dưới dạng nhãn hiệu có chức năng cơ bản và quan trọng nhất là hàng hóa, dịch vụ của các nhà sản xuất với nhau.
Hai là: Nhãn hiệu thông thường và nhãn hiệu tập thể đều có chung điều kiện bảo hộ được quy định tại Điều 72 Luật Sở hữu trí tuệ là: Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc; Có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác.
Ba là: Ngoại trừ nhãn hiệu nổi tiếng có thời hạn bảo hộ không xác định, còn nhãn hiệu thông thường và nhãn hiệu tập thể thì Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực kể từ ngày cấp đến hết 10 năm kể từ ngày nộp đơn được quy định tại khoản 6 Điều 93 Luật Sở hữu trí tuệ.
Bốn là: Dấu hiệu xâm phạm đối với nhãn hiệu được quy định tại Điều 5 Nghị định 105/2006/NĐ-CP gồm 4 yếu tố bất kể đó là nhãn hiệu thông thường, nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận là: đối tượng đang được bảo hộ, có yếu tố xâm phạm trong đối tượng bị xem xét, người thực hiện hành vi bị xem xét không phải là người được pháp luật hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép, hành vi bị xem xét xảy ra tại Việt Nam.
Năm là: Chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu thông thường và nhãn hiệu tập thể.Luật Sở hữu trí tuệ quy định nhãn hiệu được chuyển nhượng quyền sở hữu và chuyển quyền sử dụng áp dụng cho cả nhãn hiệu thường và nhãn hiệu tập thể.
Nhãn hiệu tập thể khác gì so với nhãn hiệu thông thường?
Điểm khác nhau giữa nhãn hiệu thông thường và nhãn hiệu tập thể
Chức năng của nhãn hiệu
Bản chất của nhãn hiệu phải là những dấu hiệu có khả năng phân biệt. Do đó nhãn hiệu thông thường hay nhãn hiệu tập thể đều có điểm giống nhau là khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ. Bên cạnh đó thì nhãn hiệu thường với nhãn hiệu tập thể cũng có những điểm khác nhau về chức năng bao gồm:
- Nhãn hiệu thông thường có chức năng là phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.
- Nhãn hiệu tập thể có chức năng là phân biệt hàng hóa, dịch vụ của thành viên của tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ của các chủ thể khác không phải là thành viên.
Chủ thể có quyền nộp đơn đăng ký
- Nhãn hiệu thông thường thì chủ thể có quyền nộp đơn đăng ký là các tổ chức, cá nhân đăng ký nhãn hiệu do mình sản xuất và cung cấp được quy định tại khoản 1 Điều 87 Luật Sở hữu trí tuệ.
- Nhãn hiệu tập thể thì chủ thể có quyền nộp đơn đăng ký là các tổ chức tập thể được thành lập hợp pháp, được quy định tại khoản 3 Điều 87 Luật Luật Sở hữu trí tuệ.
Chủ sở hữu
- Chủ sở hữu của nhãn hiệu thông thường pháp luật không quy định chặt chẽ bao gồm các cá nhân, tổ chức được cấp văn bằng bảo hộ
- Chủ sở hữu của nhãn hiệu tập thể là tổ chức được thành lập hợp pháp được cấp văn bằng bảo hộ như hợp tác xã, hiệp hội.
Chủ thể có quyền sử dụng
- Đối với nhãn hiệu thông thường, chủ thể có quyền sử dụng là chủ sở hữu và người được chủ sở hữu cho phép.
- Nhãn hiệu tập thể là thành viên của tổ chức và bản thân tổ chức đó.
Phạm vi bảo hộ
- Trong phạm vi bảo hộ, nhãn hiệu thông thường sẽ không được bảo hộ dấu hiệu mô tả nguồn gốc, xuất xứ của hàng hóa, dịch vụ.
- Nhãn hiệu tập thể thì được bảo hộ dấu hiệu mô tả, xuất xứ địa lý của hàng hóa, dịch vụ.
Trên đây là tư vấn của Phan Law Vietnam xin được thông tin đến quý khách. Nếu còn vướng mắc hoặc cần sự hỗ trợ pháp lý khác quý khách vui lòng liên hệ thông tin dưới đây để có thể được giải đáp nhanh nhất.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888 – Email: info@phan.vn
Liên hệ Văn phòng Luật Sư