Hiện nay có nhiều người muốn khởi tố vụ án hình sự để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình hoặc người thân, nhưng lại không nắm rõ về chủ thể có quyền yêu cầu khởi tố vụ án hình sự cũng như thầm quyền khỏi tố vụ án hình sự thuộc về cơ quan nào? Để hiểu hơn về vấn đề này hãy cùng Phan Law Vietnam tìm hiểu thêm thông tin trong bài viết dưới đây.
Xem thêm:
>> Hành vi bạo lực trẻ em dưới 16 tuổi bị xử lý như thế nào theo pháp luật?
>> Đương sự, người tham gia tố tụng dân sự theo pháp luật hiện hành
>> Thế nào là án treo? Căn cứ để cho hưởng án treo
Những ai có quyền yêu cầu khởi tố và thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự thuộc về cơ quan nào?
Quy định của pháp luật về người khởi tố vụ án hình sự
Theo khoản 1 điều 155 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định như sau về quyền yêu cầu khởi tố vụ án hình sự của người bị hại:
1. Chỉ được khởi tố vụ án hình sự về tội phạm quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155, 156 và 226 của Bộ luật hình sự khi có yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết
2. Trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu thì vụ án phải được đình chỉ, trừ trường hợp có căn cứ xác định người đã yêu cầu rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức thì tuy người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án vẫn tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án.
3. Bị hại hoặc người đại diện của bị hại đã rút yêu cầu khởi tố thì không có quyền yêu cầu lại, trừ trường hợp rút yêu cầu do bị ép buộc, cưỡng bức.
Theo quy định của điều luật trên thì có hai chủ thể được yêu cầu khởi tố vụ án hình sự đó là:
⇒ Người bị hại: là cá nhân trực tiếp bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản hoặc là cơ quan, tổ chức bị thiệt hại về tài sản, uy tín do tội phạm gây ra hoặc đe dọa gây ra;
⇒ Người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết:
+ Người chưa thành niên là người dưới 18 tuổi, thuộc nhóm những người chưa có đầy đủ năng lực hành vi để thể hiện quyền chủ thể của mình, họ chưa ý thức được một cách đầy đủ thiệt hại mà hành vi phạm tội gây ra cho họ cũng như cách bảo vệ lợi ích cho mình. Do đó, người đại diện hợp pháp của người bị hại tham gia tố tụng là cần thiết và việc họ có quyền yêu cầu khởi tố vụ án hình sự để bảo vệ quyền lợi cho người bị hại là hoàn toàn hợp lý.
+ Người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất là vì họ có nhược điểm mà vì đó họ không thể biểu hiện được đầy đủ yêu cầu của mình. Do đó, pháp luật quy định cho người đại diện hợp pháp của họ có quyền yêu cầu khởi tố vụ án hình sự để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị hại.
Các trường hợp người bị hại được quyền khởi tố
Khởi tố vụ án theo yêu cầu của bị hại phần lớn là các tội phạm xâm phạm đến nhân thân của con người. Xuất phát từ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, pháp luật cho phép họ được lựa chọn quyền yêu cầu khởi tố hoặc không khởi tố vụ án. Điều này cũng phù hợp với những nguyên tắc về tôn trọng quyền nhân thân của Bộ luật Dân sự, đó là nguyên tắc tự định đoạt.
Pháp luật có quy định tại Khoản 1 các tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác với 10 trường hợp sau: tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh; cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội; vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác; vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính; hiếp dâm; cưỡng dâm; làm nhục người khác; vu khống; xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp chỉ được khởi tố theo yêu cầu của người bị hại hoặc của người đại diện hợp pháp của họ.
Ngoài ra, người bị hại được quyền rút yêu cầu bất cứ lúc nào trong suốt quá trình tố tụng từ giai đoạn điều tra, truy tố đến xét xử.
Những ai có quyền yêu cầu khởi tố và thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự thuộc về cơ quan nào?
Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự
Theo Điều 153 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 (BLTTHS 2015) Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự là:
⇒ Cơ quan điều tra quyết định khởi tố vụ án hình sự đối với tất cả vụ việc có dấu hiệu tội phạm, trừ những vụ việc do cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, Viện kiểm sát, Hội đồng xét xử đang thụ lý, giải quyết quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này.
⇒ Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra ra quyết định khởi tố vụ án hình sự trong trường hợp quy định tại Điều 164 của Bộ luật này.
⇒ Viện kiểm sát ra quyết định khởi tố vụ án hình sự trong trường hợp:
- Viện kiểm sát hủy bỏ quyết định không khởi tố vụ án hình sự của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra;
- Viện kiểm sát trực tiếp giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố;
- Viện kiểm sát trực tiếp phát hiện dấu hiệu tội phạm hoặc theo yêu cầu khởi tố của Hội đồng xét xử.
⇒ Hội đồng xét xử ra quyết định khởi tố hoặc yêu cầu Viện kiểm sát khởi tố vụ án hình sự nếu qua việc xét xử tại phiên tòa mà phát hiện có việc bỏ lọt tội phạm.
Quyết định khởi tố vụ án hình sự
Điều 154 BLTTHS 2015 quy định việc quyết định khởi tố vụ án hình sự như sau:
» Quyết định khởi tố vụ án hình sự phải ghi rõ căn cứ khởi tố, điều, khoản của Bộ luật hình sự được áp dụng và các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 132 của Bộ luật này.
» Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, Viện kiểm sát phải gửi quyết định đó đến Cơ quan điều tra có thẩm quyền để tiến hành điều tra.
Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải gửi quyết định đó kèm theo tài liệu liên quan đến Viện kiểm sát có thẩm quyền để kiểm sát việc khởi tố.
Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, Tòa án phải gửi quyết định đó kèm theo tài liệu liên quan đến Viện kiểm sát cùng cấp.
– Quyết định khởi tố vụ án hình sự là hành vi tố tụng hình sự của một chủ thể tiến hành tố tụng có thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự biểu hiện bằng một văn bản tố tụng hình sự xác định một sự kiện pháp lý xảy ra trong thực tế là có dấu hiệu của những tội phạm cụ thể được quy định trong Bộ luật hình sự nhằm khởi phát những quan hệ tố tụng, mở đầu cho việc thực hiện những hành vi tố tụng hình sự cần thiết để làm rõ sự thật khách quan về sự kiện đó.
– Tất cả các hoạt động tô tụng hình sự chỉ được tiến hành sau khi có quvết định khởi tố vụ án hình sự. Trừ trường hợp khám nghiệm hiện trường, bắt khẩn cấp, tạm giữ và khám người trong các trường hợp này thì được tiến hành trước khi quyết định khởi tố vụ án hình sự.
Trên đây là tư vấn của Phan Law Vietnam xin được thông tin đến quý khách. Nếu còn vướng mắc hoặc cần sự hỗ trợ pháp lý khác quý khách vui lòng liên hệ thông tin dưới đây để có thể được giải đáp nhanh nhất.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888 – Email: info@phan.vn
Liên hệ Văn phòng Luật Sư