Nhượng quyền thương mại là một trong các phương thức kinh doanh được đánh giá hiệu quả và có tính khả thi cao. Vì vậy mà phương thức này được nhiều thương nhân lựa chọn để tiến hành hoạt động kinh doanh của mình. Vậy theo pháp luật, nhượng quyền thương mại là gì, hợp đồng nhượng quyền bao gồm các nội dung nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết sau đây.
Xem thêm:
>> Các hành vi vi phạm hợp đồng nhượng quyền thương mại
>> Hoạt động nhượng quyền thương mại quốc tế
>> Yêu cầu đối với hoạt động nhượng quyền thương mại nước ngoài vào Việt Nam
Những điều cần biết về nhượng quyền thương mại 2021
Nhượng quyền thương mại là gì?
Nhượng quyền thương mại có thể được xem là hoạt động thương mại điển hình. Trong đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện nhất định. Cụ thể là:
– Việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền;
– Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh.
– Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh. “Bên nhượng quyền” là thương nhân cấp quyền thương mại, bao gồm cả Bên nhượng quyền thứ cấp trong mối quan hệ với Bên nhận quyền thứ cấp.
– “Bên nhận quyền” là thương nhân được nhận quyền thương mại, bao gồm cả Bên nhận quyền thứ cấp trong mối quan hệ với Bên nhượng quyền thứ cấp.
Hợp đồng nhượng quyền thương mại gồm các nội dung nào?
Những thỏa thuận nhượng quyền nhất thiết phải được lập thành văn bản và được gọi chung là hợp đồng nhượng quyền.
Thế nào là hợp đồng nhượng quyền?
Hợp đồng nhượng quyền thương mại là hợp đồng hướng dẫn doanh nghiệp sử dụng một sản phẩm hoặc một quy trình hoạt động là một đối tượng sở hữu công nghiệp và đang được bảo hộ. Nhượng quyền thương mại liên quan đến chuyển giao công nghệ, nhãn hiệu hàng hóa hoặc các đối tượng sở hữu trí tuệ khác.
Nội dung của hợp đồng nhượng quyền
Về cơ bản một hợp đồng nhượng quyền thương mại phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
– Tên và địa chỉ đầy đủ của bên chuyển quyền và bên được chuyển quyền;
– Căn cứ chuyển giao quyền sử dụng;
– Dạng hợp đồng;
– Phạm vi chuyển giao, gồm giới hạn quyền sử dụng, giới hạn lãnh thổ;
– Thời hạn hợp đồng;
– Giá chuyển giao quyền sử dụng;
– Quyền và nghĩa vụ của bên chuyển quyền và bên được chuyển quyền.
Thủ tục đăng ký nhượng quyền thương mại
Thủ tục đăng ký nhượng quyền thương mại
Theo quy định tại Điều 291 Luật thương mại 2005 thì trước khi nhượng quyền thương mại, bên dự kiến nhượng quyền phải đăng ký với cơ quan có thẩm quyền. Để đăng ký thì trước hết cần soạn thảo hồ sơ có đầy đủ các giấy tờ sau:
– Tờ khai đăng ký theo mẫu quy định;
– Bản gốc hoặc bản sao hợp lệ hợp đồng;
– Bản gốc văn bằng bảo hộ đối với trường hợp chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp;
– Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, văn bản giải trình lý do không đồng ý của bất kỳ đồng chủ sở hữu nào về việc chuyển giao quyền nếu quyền sở hữu công nghiệp thuộc sở hữu chung;
– Chứng từ nộp phí, lệ phí;
– Giấy ủy quyền nếu nộp hồ sơ thông qua đại diện.
Trên đây là thông tin tư vấn cơ bản về vấn đề nhượng quyền thương mại theo quy định mới nhất. Nếu có thắc mắc hay cần hỗ trợ, bạn có thể liên hệ về Phan Law Vietnam để được giải đáp cụ thể và nhanh chóng nhất.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888 – Email: info@phan.vn
Liên hệ Văn phòng Luật Sư