Lĩnh vực nhượng quyền có sức hút đặc biệt với nhiều doanh nhân nước ta. Tuy nhiên, quá trình biến một ý tưởng tốt, một doanh nghiệp đang vận hành thành một thương hiệu nhượng quyền thành công không phải là việc dễ dàng. Để hoạt động nhượng quyền thương mại nước ngoài vào Việt Nam, nhà đầu tư cần đáp ứng những yêu cầu nghiêm ngặt. Vậy những yêu cầu đó như thế nào? Hãy cùng Phan Law tìm hiểu nhé.
Các yêu cầu đối với hoạt động nhượng quyền thương mại mà các chủ thể cần đáp ứng
- Đối với bên nhượng quyền
- Hệ thống kinh doanh dự định dùng để nhượng quyền đã được hoạt động ít nhất 01 năm;
- Đã đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại với cơ quan có thẩm quyền theo quy định.
- Đối với bên nhận quyền
– Thương nhân nhận nhượng quyền thương mại phải có đăng ký kinh doanh cùng ngành nghề phù hợp với đối tượng nhượng quyền thương mại
– Hàng hóa dịch vụ được phép nhượng quyền thương mại:
- Hàng hoá, dịch vụ được phép kinh doanh nhượng quyền thương mại là hàng hoá, dịch vụ không thuộc Danh mục hàng hoá, dịch vụ cấm kinh doanh.
- Trường hợp hàng hoá, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hoá, dịch vụ hạn chế kinh doanh, Danh mục hàng hoá, dịch vụ kinh doanh có điều kiện, doanh nghiệp chỉ được kinh doanh sau khi được cơ quan quản lý ngành cấp Giấy phép kinh doanh, giấy tờ có giá trị tương đương hoặc có đủ điều kiện kinh doanh.
Thủ tục đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại đối với hoạt động nhượng quyền thương mại nước ngoài vào Việt Nam
Để đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại đối với hoạt động nhượng quyền thương mại nước ngoài vào Việt Nam, bên dự kiến nhượng quyền thương mại gửi hồ sơ đề nghị đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại đến Bộ Công Thương; Thành phần hồ sơ:
– Đơn đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại theo mẫu;
– Bản giới thiệu về nhượng quyền thương mại theo mẫu (cần hợp pháp hóa lãnh sự);
– Các văn bản xác nhận về:
- Tư cách pháp lý của bên dự kiến nhượng quyền thương mại: Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài được cơ quan có thẩm quyền nơi thương nhân nước ngoài thành lập xác nhận (cần được hợp pháp hóa lãnh sự);
- Bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao xuất trình kèm bản chính để đối chiếu đối với văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp tại Việt Nam hoặc tại nước ngoài trong trường hợp có chuyển giao quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp đã được cấp văn bằng bảo hộ (cần được hợp pháp hóa lãnh sự);
- Giấy tờ chứng minh sự chấp thuận về việc cho phép nhượng quyền lại của bên nhượng quyền ban đầu trong trường hợp thương nhân đăng ký hoạt động nhượng quyền là bên nhượng quyền thứ cấp;
- Giấy ủy quyền của bên nhượng quyền cho cá nhân/tổ chức thay mặt bên dự kiến nhượng quyền thực hiện các thủ tục liên quan đến đăng ký nhượng quyền thương mại (cần được hợp pháp hóa lãnh sự) trong trường hợp bên dự kiến nhượng quyền không trực tiếp thực hiện các thủ tục này.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Công Thương thực hiện đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại vào Sổ đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại và ra Thông báo chấp thuận đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại gửi thương nhân về việc đăng ký đó. Trường hợp từ chối việc đăng ký thì phải thông báo bằng văn bản cho Bên dự kiến nhượng quyền và nêu rõ lý do.
Trên đây là những yêu cầu đối với hoạt động nhượng quyền thương mại nước ngoài vào Việt Nam mà Phan law muốn cung cấp đến quý Khách hàng. Hy vọng quý khách có thêm thông tin cần thiết về loại hình kinh doanh này và thành công trong kinh doanh. Quý khách hàng có các vấn đề pháp lý liên quan cần được giải đáp, hỗ trợ xin vui lòng liên hệ với chúng tôi theo thông tin sau:
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888 – 1900.599.995
Email: info@phan.vn