Toàn cầu hóa đi cùng với sự phát triển của các phương tiện truyền thông hiện đại và mức sống được cải thiện đã và đang tạo ra những thay đổi trong tiêu dùng tại các thị trường của những nước đang phát triển. Chính yếu tố này đã thúc đẩy cũng như tạo điều kiện cho “làn sóng” nhượng quyền thương mại trở nên rầm rộ trong những năm gần đây. Do vậy mà thị trường nhượng quyền thương mại quốc tế được dự đoán tiếp tục tăng trưởng mạnh. Hoạt động này góp phần quan trọng trong việc tạo ra cơ hội việc làm và tăng cơ hội kinh doanh trong nhiều lĩnh vực.
Hoạt động nhượng quyền thương mại quốc tế
Xem thêm:
Yêu cầu đối với hoạt động nhượng quyền thương mại nước ngoài vào Việt Nam
Đặc điểm hợp đồng nhượng quyền thương mại
Phân biệt nhượng quyền thương mại và li xăng
Những điều cần biết về nhượng quyền thương mại quốc tế
Có nhiều phương thức để một nhà đầu tư mới có thể tham gia vào thị trường. Tuy nhiên cách thức có lợi nhất chính là ứng dụng nền tảng của một thương hiệu hoặc một doanh nghiệp sẵn có. Cách làm này giúp cho các thương nhân mới không phải mất thời gian trong việc xây dựng thương hiệu từ ban đầu. Phương thức này được biết đến là hoạt động nhượng quyền thương mại
Nhượng quyền thương mại là gì?
Nhượng quyền thương mại được hiểu là hoạt động mang bản chất cấp phép và cho phép. Trong đó bên nhượng quyền đứng ở vị thể cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành các hoạt động kinh doanh trong phạm vi được cho phép. Đối tượng chính trong thoả thuận này có thể là là hàng hoá, tên thương mại, bí quyết, khẩu hiệu, biểu tượng kinh doanh, thương hiệu,…
Mặc dù đã được nhượng quyền nhưng bên nhận quyền vẫn phải chịu sự kiểm soát và giới hạn của bên nhượng quyền khi tiến hành công việc kinh doanh. Việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hoá.
Nhượng quyền thương mại quốc tế
Nhượng quyền thương mại quốc tế
Việc nhượng quyền quốc tế có thể hiểu một bên trong quan hệ này là chủ thể nước ngoài. Theo quy định tại Điều 18 Nghị định 35/2006/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 120/2011/NĐ-CP thì đây sẽ là hoạt động nhượng quyền thương mại từ nước ngoài vào Việt Nam. Hoạt động này bao gồm cả hoạt động nhượng quyền thương mại từ Khu chế xuất, Khu phi thuế quan hoặc các khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật Việt Nam vào lãnh thổ Việt Nam.
Điểm đặc biệt của việc nhượng quyền này chính là không cần phải thực hiện thủ tục đăng ký nhượng quyền. Thay vào đó chỉ việc phải tiến hành chế độ báo cáo Sở Công Thương.
Thực tế về nhượng quyền thương mại quốc tế
Từ thực tế cho thấy việc nhượng quyền thương mại mang lại lợi nhuận rất lớn cho các nhà đầu tư. Việc nhượng quyền trên thế giới tạo ra lợi thế cạnh tranh hơn nhờ sự tiếp cận mang tính quốc tế. Bằng cách làm này các nhà đầu tư có thể tổ chức quản lý trên một mạng lưới lớn. Đồng thời thông qua đó dễ dàng giám sát những cơ sở nhận nhận quyền được bài bản. Sự linh hoạt này góp phần vào sự phát triển nhờ mối liên kết của các nhà đầu tư.
Hiện nay xu hướng của người tiêu dùng trẻ chính là ưu tiên sử dụng các sản phẩm dịch vụ có yếu tố nước ngoài. Do vậy mà cách thức kinh doanh này có ưu thế vượt trội hơn so với mô hình kinh doanh truyền thống. Thay vì phải bắt đầu gây dựng ngay từ đầu thì các thương nhân chỉ việc tập trung điều chỉnh mô hình kinh doanh theo xu hướng tiêu dùng mới và duy trì tính hiệu quả vốn có đã được xây dựng từ trước.
Theo dự đoán của các nhà kinh tế học thì xu hướng này sẽ tiếp tục phát triển trong tương lai. Nhất là khi mà các nền kinh tế với phân khúc bình dân càng lúc càng mở rộng. Do vậy mà một thị trường năng động sẽ tiếp tục tạo ra những cơ hội mới trên các lĩnh vực khác nhau. Khi đó thì cả các nhà nhượng quyền và nhận nhượng quyền thương mại đều sẽ đều đạt được những lợi ích nhất định. Đồng thời còn có thể đón đầu được các xu hướng tiêu dùng đang hình thành trong xã hội.
Trên đây là thông tin về vấn đề nhượng quyền thương mại quốc tế mà Phan Law Vietnam chia sẻ để bạn. Để biết chính xác cách thức tiến hành, bạn có thể liên hệ thông tin dưới đây để được tư vấn chi tiết.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888 – Email: info@phan.vn
Tổng Đài Tư Vấn Hôn Nhân Gia Đình: 1900.599.995