Trong bối cảnh hiện nay, việc lựa chọn hình thức kinh doanh đảm bảo cho nhà đầu tư có được hiệu quả tốt nhất về sử dụng vốn, mở rộng nhanh thị phần là điều đáng được quan tâm. Một trong số đó là hình thức nhượng quyền thương hiệu. Bài viết dưới đây sẽ đề cập đến các vấn đề pháp lý cần lưu ý để nhượng quyền thương hiệu thành công.
Cần lưu ý đăng ký kinh doanh, vệ sinh an toàn thực phẩm ra sao?
Để nhượng quyền thương mại thành công thì các bạn cần phải lưu ý tới vấn đề đăng ký kinh doanh, vệ sinh an toàn thực phẩm. Cụ thể như sau:
Thứ nhất, về đăng ký kinh doanh
Để thuận tiện cho việc nhượng quyền thương hiệu thì các bạn cần lựa chọn loại hình kinh doanh phù hợp, nếu không sẽ gặp rủi ro không đáng có, như:
- Đăng ký loại hình kinh doanh chưa phù hợp, như kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh hay công ty hợp danh thì việc mở rộng địa điểm kinh doanh, sản xuất sẽ bị nhiều hạn chế.
- Không thực hiện đăng ký kinh doanh: Hoạt động kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp mà không có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng (tham khảo khoản 3 Điều 6 Nghị định 124/2015/NĐ-CP)
Thứ hai, về đăng ký vệ sinh an toàn thực phẩm
Các bạn cần tiến hành thủ tục đăng ký vệ sinh an toàn thực phẩm để khách hàng an tâm với các mặt hàng bên bạn cung cấp. Từ đó, dễ tạo nên uy tín đối với khách hàng cũng như bên nhận nhượng quyền thương mại
Lưu ý gì về đăng ký bảo hộ thương hiệu, xác định bản chất nhượng quyền?
Để nhượng quyền thương hiệu thành công, bên cạnh vấn đề đăng ký kinh doanh, vệ sinh an toàn thực phẩm thì các bạn còn cần lưu ý tới việc đăng ký bảo hộ thương hiệu, xác định bản chất nhượng quyền. Cụ thể như sau:
Thứ nhất, về đăng ký bảo hộ thương hiệu
Nhượng quyền thương hiệu được hiểu là việc chủ sở hữu thương hiệu sẽ thực hiện chuyển giao quyền chiếm hữu, sử dụng và sử dụng thương hiệu của mình cho cá nhân hoặc tổ chức khác (tham khảo quy định tại khoản 1 Điều 138 Luật Sở hữu trí tuệ 2005). Do đó, để có thể chuyển nhượng thương hiệu thì các bạn cần tiến hành đăng ký thương hiệu với Cục sở hữu trí tuệ
Thứ hai, xác định bản chất nhượng quyền
Nhượng quyền thương hiệu được phân thành 2 trường hợp, đó là nhượng quyền sở hữu thương hiệu và nhượng quyền sử dụng thương hiệu. Cụ thể như sau:
- Nhượng quyền sở hữu thương hiệu: Tức là chuyển giao cả quyền chiếm hữu, định đoạt, sử dụng. Do đó, cần phải làm hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp gửi Cục Sở hữu trí tuệ (tham khảo khoản 9 Điều 1 Thông tư 18/2011/TT-BKHCN)
- Nhượng quyền sử dụng thương hiệu: Chỉ chuyển giao quyền sử dụng, bên chuyển nhượng vẫn là chủ sở hữu. Do đó, không cần làm thủ tục đăng ký với Cục Sở hữu trí tuệ.
Để đăng ký nhượng quyền thương hiệu thì cần những gì?
Theo quy định của pháp luật hiện hành, khi đi đăng ký hoạt động nhượng quyền thương hiệu thì cần chuẩn bị những giấy tờ sau:
- Đơn đề nghị đăng ký nhượng quyền
- Bản giới thiệu về nhượng quyền thương hiệu.
- Tư cách pháp lý của bên dự kiến nhượng quyền
- Văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp tại việt nam hoặc tại nước ngoài
Hy vọng những thông tin trên đây đã giải đáp được những vướng mắc liên quan đến các vấn đề pháp lý cần lưu ý để nhượng quyền thương hiệu thành công. Để có thể được tư vấn chi tiết hơn về các trường hợp cụ thể, Quý khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi theo thông tin sau:
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 1900.599.995 – 0794.80.8888
Email: info@phan.vn