Khoa học, kĩ thuật và công nghệ đã góp phần không nhỏ vào việc gia tăng năng suất lao động. Tuy nhiên yếu tố then chốt vẫn thuộc về sự sáng tạo của con người. Khi hai yếu tố này kết hợp với nhau đã tạo ra những nét đặc thù cũng như hình thành nên một loại tài sản vô cùng giá trị. Đó là những tài sản vô hình mà bản thân người tạo ra nó không thể chiếm hữu cho riêng mình. Do vậy mà loại tài sản trí tuệ đó rất dễ tước đoạt hay xâm phạm. Vì vậy mà việc bảo vệ cho các thành quả của hoạt động sáng tạo được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau. Một trong những phương thức có tính an toàn nhất chính là quyền sở hữu công nghiệp.
Những điều cần biết về quyền sở hữu công nghiệp
Xem thêm:
Những điều cần biết về xâm phạm kiểu dáng công nghiệp
Quyền tác giả quyền sở hữu công nghiệp
Quy định của pháp luật về quyền sở hữu công nghiệp
Quy định chung về quyền sở hữu công nghiệp
Quyền sở hữu công nghiệp là một cách thức để pháp luật có thể bảo vệ cho quyền lợi pháp pháp của người sáng tạo nên tài sản trí tuệ. Nhà nước quy định về sở hữu trí tuệ nói chung và quyền sở hữu công nghiệp nói riêng nhằm củng cố cho quyền của những người hoạt động trong lĩnh vực đặc biệt có ý nghĩa xã hội và kinh tế quan trọng. Nhờ vậy mà các chủ thể phàn nào yên tâm hơn trong việc lao động trí tuệ để tạo ra thành quả.
Quyền sở hữu công nghiệp là gì?
Khoản 4 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2009, 2019 có định nghĩa rõ về cơ chế này. Theo đó đây là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh.
Nói cách khác, cơ chế này là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh sau khi con người sáng tạo ra sản phẩm trí tuệ. Những thành quả đó được xem là các đối tượng sở hữu công nghiệp. Với cách thức như vậy thì quyền sở hữu công nghiệp trở thành quyền sở hữu đối với tài sản vô hình theo pháp luật Việt Nam. Mặt khác nó còn bao gồm các quy định trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Căn cứ xác lập quyền sở hữu công nghiệp
Cơ chế quyền này không được phát sinh một cách tự động mà sẽ phụ thuộc một một yếu tố khác. Cụ thể theo quy định tại khoản 3 Điều 6 thì quyền này được xác lập như sau:
– Đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu: Quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại Luật này hoặc công nhận đăng ký quốc tế theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
– Đối với nhãn hiệu nổi tiếng: Cơ sở sử dụng, không phụ thuộc vào thủ tục đăng ký.
– Đối với chỉ dẫn địa lý: Cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại Luật này hoặc theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
– Tên thương mại: Được xác lập trên cơ sở sử dụng hợp pháp tên thương mại đó;
– Bí mật kinh doanh: Có được một cách hợp pháp bí mật kinh doanh và thực hiện việc bảo mật bí mật kinh doanh đó;
– Quyền chống cạnh tranh không lành mạnh được xác lập trên cơ sở hoạt động cạnh tranh trong kinh doanh.
Xác lập quyền sở hữu công nghiệp
Cách thức đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp
Có thể thấy hầu hết các đối tượng sẽ chỉ được phát sinh quyền này thông qua thủ tục đăng ký. Chính vì vậy mà cách thức nộp đơn đăng ký xác lập quyền trở nên quan trọng. Muốn được xác sinh loại quyền đặc biệt này thì các bên cần xem xét kỹ trường hợp của mình và tiến hành theo các cách thức quy định tại Điều 89 Luạt này. Những cách đó bao gồm:
– Tổ chức, cá nhân Việt Nam, cá nhân nước ngoài thường trú tại Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài có cơ sở sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam nộp đơn đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp trực tiếp hoặc thông qua đại diện hợp pháp tại Việt Nam.
– Cá nhân nước ngoài không thường trú tại Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài không có cơ sở sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam nộp đơn đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp thông qua đại diện hợp pháp tại Việt Nam.
– Đơn đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp được nộp dưới hình thức văn bản ở dạng giấy cho cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp hoặc dạng điện tử theo hệ thống nộp đơn trực tuyến.
Trên đây là tư vấn của Phan Law Vietnam về những quy định liên quan đến quyền sở hữu công nghiệp. Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ các cách thức dưới đây để được giải đáp.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888 – Email: info@phan.vn
Tổng Đài Tư Vấn Hôn Nhân Gia Đình: 1900.599.995