Trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ có hai phương thức được nhắc đến nhiều nhất chính là nhượng quyền thương mại và li xăng. Hai phương thức này cũng được ứng dụng nhiều trong các hoạt động kinh doanh thực tế ở những lĩnh vực khác. Dù đều có cùng mục đích là mang lại lợi ích về thương mại nhưng bản chất của hai hình thức này gần như khác biệt hoàn toàn. Việc nhầm lẫn giữa hai hình thức sẽ dễ dẫn đến những thiệt hại trong kinh doanh. Do đó cần có sự phân biệt nhượng quyền thương mại và li xăng một cách rõ ràng.
Xem thêm:
>> Tìm hiểu các hình thức nhượng quyền thương mại hiện nay
>> Sở hữu trí tuệ trong nhượng quyền thương mại
>> Những điều cần biết về nhượng quyền thương mại 2021
Phân biệt nhượng quyền thương mại và li xăng.
Nhượng quyền thương mại
Nhượng quyền thương mại được định nghĩa tại Điều 284 là hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 284 Luật thương mại.
Khác với nhượng quyền thương mại, li-xăng không được định nghĩa một cách trực diện mà thông qua các quy định trong Luật sở hữu trí tuệ. Đây là cách gọi thông thường dùng để chỉ những hoạt động cấp quyền từ chủ sở hữu của một đối tượng sở hữu công nghiệp. Theo đó chủ sở hữu sẽ cho phép các tổ chức, cá nhân khác sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp trong phạm vi quyền của mình. Việc chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp phải được thực hiện dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản (khoản 2 Điều 141 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2009, 2019).
Đối tượng chuyển giao
Như đã nói, đối tượng mà hoạt động li-xăng hướng đến chính là quyền sở hữu công nghiệp. Dựa theo quy định tại khoản 4 Điều 4 Luật Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2009, 2019 thì quyền sở hữu công nghiệp là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh.
Còn với nhượng quyền thương mại thì phạm vi tương đối mở rộng hơn. Vì thế mà đối tượng chuyển giao có thể là các quyền sở hữu công nghiệp, thương hiệu, công thức, mô hình kinh doanh…
Phân biệt nhượng quyền thương mại và li xăng.
Quyền kiểm soát sau khi chuyển giao, chuyển nhượng
Điểm khác biệt nổi trội giữa hai phương thức này chính là trong vấn đề kiểm soát của bên chuyển nhượng. Với li-xăng thì bên chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp không có hoặc chỉ có quyền kiểm soát trong trường hợp cần thiết và trong phạm vi hẹp được giới hạn bởi luật định. Còn với nhượng quyền thương mại thì bên nhượng quyền vẫn có quyền kiểm soát để đảm bảo việc tổ chức kinh doanh đúng như bên nhượng quyền yêu cầu.
Giới hạn của chuyển giao, chuyển nhượng
Với nhượng quyền thương mại sẽ không giới hạn quyền của bên chuyển quyền. Riêng đối với bên nhượng quyền thì chỉ được chuyển nhượng cho bên thứ ba nếu bên chuyển quyền đồng ý. Ngược lại thì trong li-xăng các bên không được chuyển quyền cho bên thứ ba trong suốt thời gian thực hiện hợp đồng.
Sự hỗ trợ của bên chuyển giao, chuyển nhượng
Đây cũng là một yếu tố để phân biệt nhượng quyền thương mại và li xăng. Bên nhượng quyền thương mại vẫn sẽ hỗ trợ thường xuyên, liên tục cho bên nhận quyền để đảm bảo hệ thống kinh doanh vận hành theo đúng lộ trình ban đầu do bên nhượng quyền đề ra, đảm bảo chất lượng sản phẩm, dịch vụ cung ứng. Đồng thời bên nhượng quyền có quyền kiểm soát toàn bộ hoạt động. Trái lại thì trong hoạt động li-xăng, bên chuyển giao quyền sử dụng thường chỉ hỗ trợ theo thỏa thuận nhưng tương đối hạn chế như hỗ trợ về dữ liệu, kĩ thuật…
Trên đây là tư vấn của Phan Law Vietnam xin được thông tin đến quý khách. Nếu còn vướng mắc hoặc cần sự hỗ trợ pháp lý khác quý khách vui lòng liên hệ thông tin dưới đây để có thể được giải đáp nhanh nhất.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888 – Email: info@phan.vn
Liên hệ Văn phòng Luật Sư