Cổ đông phổ thông là chủ thể bắt buộc phải có trong cơ cấu của loại hình công ty cổ phần theo quy định của pháp luật hiện hành. Theo đó, các cổ đông phổ thông là người nắm giữ cổ phần vốn góp tất nhiên sẽ đi kèm với lợi ích và trách nhiệm riêng. Cùng Phan Law Vietnam tìm hiểu thêm về chủ thể này ngay trong bài viết dưới đây nhé!
Cổ đông phổ thông là ai?
Trong công ty cổ phần, phần vốn góp được chia thành các phần nhỏ và người sở hữu các phần vốn này được gọi là cổ đông. Công ty cổ phần có thể có rất nhiều loại cổ đông ứng với các loại cổ phần khác nhau, tuy nhiên theo quy định tại khoản 1 Điều 113 Luật Doanh nghiệp 2014 đã khẳng định:
“Công ty cổ phần phải có cổ phần phổ thông. Người sở hữu cổ phần phổ thông là cổ đông phổ thông.”
Ngoài cổ phần phổ thông được sở hữu bởi cổ đông phổ thông, trong công ty cổ phần còn phân loại cổ phần ưu đãi và cổ đông ưu đãi như: Cổ phần ưu đãi biểu quyết; Cổ phần ưu đãi cổ tức; Cổ phần ưu đãi hoàn lại; Cổ phần ưu đãi khác do Điều lệ công ty quy định. Cần lưu ý một điểm, đó là cổ phần phổ thông không thể chuyển đổi thành cổ phần ưu đãi. Cổ phần ưu đãi có thể chuyển đổi thành cổ phần phổ thông theo nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông.
Quyền lợi của cổ đông phổ thông trong công ty cổ phần
Cổ đông phổ thông sở hữu các quyền và lợi ích được pháp luật liệt kê cụ thể tại khoản 1 Điều 114 Luật Doanh nghiệp 2014 bao gồm:
“a) Tham dự và phát biểu trong các Đại hội đồng cổ đông và thực hiện quyền biểu quyết trực tiếp hoặc thông qua đại diện theo ủy quyền hoặc theo hình thức khác do pháp luật, Điều lệ công ty quy định. Mỗi cổ phần phổ thông có một phiếu biểu quyết;
- b) Nhận cổ tức với mức theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông;
- c) Ưu tiên mua cổ phần mới chào bán tương ứng với tỷ lệ cổ phần phổ thông của từng cổ đông trong công ty;
- d) Tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 119 và khoản 1 Điều 126 của Luật này;
đ) Xem xét, tra cứu và trích lục các thông tin trong Danh sách cổ đông có quyền biểu quyết và yêu cầu sửa đổi các thông tin không chính xác;
- e) Xem xét, tra cứu, trích lục hoặc sao chụp Điều lệ công ty, biên bản họp Đại hội đồng cổ đông và các nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông;
- g) Khi công ty giải thể hoặc phá sản, được nhận một phần tài sản còn lại tương ứng với tỷ lệ sở hữu cổ phần tại công ty;”.
Tất nhiên, đi kèm với quyền lợi thì các cổ đông phổ thông phải đảm bảo được nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật và điều lệ riêng của công ty cổ phần. Để Phan Law có thể hỗ trợ và tư vấn cụ thể nhất cho bạn trong từng trường hợp, bạn có thể trực tiếp liên hệ với chúng tôi thông qua:
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 1900.599.995 – 0794.80.8888
Email: info@phan.vn