Trong bối cảnh nền kinh tế phát triển, việc thành lập công ty con ngày càng trở nên phổ biến và quan trọng trong các chiến lược kinh doanh của các tổ chức lớn. Tuy nhiên, quy trình này đòi hỏi tuân thủ nhiều thủ tục pháp lý và quy định của pháp luật, điều này có thể làm cho quá trình trở nên phức tạp và đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng. Hãy cùng điểm qua các bước cơ bản cần thiết để thành lập một công ty con theo quy định của pháp luật Việt Nam nhé!
Công ty con là gì?
Công ty con (subsidiary company) là một loại công ty mà một tổ chức lớn hoặc công ty mẹ (parent company) kiểm soát hoặc sở hữu một phần lớn cổ phần hoặc quyền biểu quyết. Công ty con thường được tạo ra để thực hiện các hoạt động kinh doanh cụ thể hoặc trong một lĩnh vực nhất định và nó có thể hoạt động một cách độc lập hoặc dưới sự hướng dẫn của công ty mẹ. Công ty con thường được liên kết với công ty mẹ thông qua các hệ thống quản lý, tài chính và quan hệ thương mại.
Theo quy định của Luật doanh nghiệp năm 2020, một công ty được xem là công ty mẹ của một công ty khác trong các trường hợp sau:
- Sở hữu hơn 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần phổ thông của công ty đó.
- Có quyền trực tiếp hoặc gián tiếp quyết định bổ nhiệm đa số hoặc tất cả các thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của công ty đó.
- Có quyền quyết định việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ của công ty đó.
Lưu ý: Mặc dù công ty mẹ và công ty con là hai thực thể pháp lý riêng biệt và nếu công ty con là một công ty có trách nhiệm hữu hạn thì công ty mẹ chỉ chịu trách nhiệm đối với phần vốn góp hoặc cổ phần của mình. Tuy nhiên, do mối quan hệ có tính chi phối các quyết định của công ty con, nên luật pháp của nhiều quốc gia yêu cầu công ty mẹ phải chịu trách nhiệm liên đới đối với những ảnh hưởng của công ty mẹ đối với công ty con.
Quyết định thành lập công ty con cần thủ tục gì?
Quyết định thành lập công ty con theo pháp luật Việt Nam đòi hỏi tuân thủ quy định và thủ tục sau đây:
Tùy thuộc vào loại hình công ty mà chủ doanh nghiệp mong muốn thành lập, như: công ty TNHH, công ty cổ phần hoặc loại hình doanh nghiệp khác mà có các loại giấy tờ tài liệu cần chuẩn bị.
Hồ sơ đăng ký thành lập công ty con
Dưới đây là các loại giấy tờ cơ bản cần có khi thành lập công ty con:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
- Dự thảo điều lệ doanh nghiệp;
- Danh sách thành viên đối với công ty TNHH hai thành viên hoặc danh sách cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần;
- Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân:
- Đối với cá nhân: Chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu hoặc thẻ căn cước công dân còn hiệu lực;
- Đối với tổ chức: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với tổ chức và kèm theo giấy tờ chứng thực cá nhân của người đại diện theo uỷ quyền của tổ chức;
- Quyết định góp vốn, Văn bản cử đại diện theo ủy quyền đối với thành viên công ty, cổ đông công ty là tổ chức;
- Tài liệu khác trong các trường hợp đặc biệt (văn phòng luật sư Phan Law Vietnam sẽ tư vấn để Quý khách hàng chuẩn bị theo quy định của pháp luật);
- Hợp đồng cung cấp dịch vụ pháp lý (Hợp đồng ủy quyền) để ủy quyền cho Phan Law Vietnam thực hiện dịch vụ thành lập doanh nghiệp.
Thủ tục thành lập công ty con
Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ người đại diện tiến hành nộp hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp qua Cổng thông tin điện tử quốc gia về đăng ký doanh nghiệp hoặc tới trực tiếp Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh tại nơi công ty đặt trụ sở để làm thủ tục. Sau khi nộp hồ sơ và lệ phí đăng ký thì từ 3 đến 5 ngày làm việc sẽ nhận được Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Lưu ý: Lệ phí công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp sẽ được nộp song song với thủ tục nộp hồ sơ thành lập công ty. Cho nên, ngay khi công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì cũng đồng thời được công bố thông tin doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Sau khi đã có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp có thể tiến hành khắc con dấu.
Lưu ý: Doanh nghiệp tự khắc con dấu, tự chịu trách nhiệm về việc sử dụng con dấu pháp nhân của công ty. Do đó, công ty không phải đăng bố cáo thông báo mẫu dấu như trước đây.
Xem thêm: Hồ sơ, thủ tục thành lập công ty TNHH 2 thành viên trở lên
Trên đây là tư vấn của Phan Law Vietnam xin được thông tin đến Quý khách. Nếu còn vướng mắc hoặc cần sự hỗ trợ pháp lý khác liên quan đến thừa kế Quý khách vui lòng liên hệ thông tin dưới đây để có thể được giải đáp nhanh nhất.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888 – Email: info@phan.vn
Liên hệ Văn phòng Luật Sư