Kính chào Văn phòng luật Phan Law Vietnam, tôi có vấn đề mong được giải đáp như sau:
Tôi được biết các loại phương tiện như container, xe ô tô,.. khi tham gia giao thông bị xem là nguồn nguy hiểm cao độ. Tuy nhiên có một số nguồn thông tin không công nhận điều này. Do vậy mà tôi cảm thấy khá hoang mang khi không biết đâu là thông tin chính xác. Vì thế tôi gửi câu hỏi và rất mong nhận được sự tư vấn chính xác từ luật sư.
Xin chân thành cảm ơn!
Xem thêm:
>> Hai phụ nữ bị điều tra hành vi tung tin giả về dịch Covid lên mạng xã hội
>> Tư vấn nội dung thừa kế không phụ thuộc nội dung di chúc là gì?
>> Sổ hồng chung cư có thời hạn bao nhiêu năm?
Trả lời:
Phan Law Vietnam gửi lời chào đến bạn, cảm ơn bạn đã có sự quan tâm và gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Đối với nội dung thắc mắc của bạn, chúng tôi xin trả lời như sau:
Nguồn nguy hiểm cao độ là gì?
Nguồn nguy hiểm cao độ là gì?
Nguồn nguy hiểm cao độ là một trong những căn cứ để yêu cầu bồi thường thiệt hại. Tuy nhiên không phải bất kỳ nguồn nguy hiểm nào cũng bị xem là nguồn nguy hiểm cao độ. Khoản 1 Điều 601 Bộ luật dân sự 2015 đã liệt kê các nguồn bị xem là nguy hiểm cao độ bao gồm phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy công nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, thú dữ và các nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp luật quy định.
Khi đã sở hữu các loại nguồn này thì Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ có trách nhiệm phải vận hành, sử dụng, bảo quản, trông giữ, vận chuyển nguồn nguy hiểm cao độ theo đúng quy định của pháp luật. Vì nếu chẳng may gây ra thiệt hại bị chủ sở hữu phải bồi thường thiệt hại.
Khoản 2, 3 Điều 601 Bộ luật dân sự 2015 đã quy định rõ, chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra; nếu chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng thì người này phải bồi thường, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi, trừ trường hợp sau đây:
– Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại;
– Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Trường hợp nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì người đang chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ trái pháp luật phải bồi thường thiệt hại. Khi chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ có lỗi trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.
Xác định nguồn nguy hiểm cao độ
Xác định nguồn nguy hiểm cao độ
Việc xác định đâu là nguồn nguy hiểm cao độ được thực hiện theo hướng dẫn tại mục 1 Phần III Nghị quyết 02/2006/NQ-HĐTP. Theo đó:
“1. Xác định nguồn nguy hiểm cao độ
a) Khi có phương tiện giao thông, công trình, vật chất hoặc loại thú nào đó gây ra thiệt hại, để có căn cứ áp dụng các khoản 2, 3 và 4 Điều 623 BLDS xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại thì phải xác định nguồn gây ra thiệt hại có phải là nguồn nguy hiểm cao độ hay không.
b) Để xác định nguồn nguy hiểm cao độ cần phải căn cứ vào khoản 1 Điều 623 BLDS và văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan hoặc quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về lĩnh vực cụ thể đó. Ví dụ: Để xác định phương tiện giao thông cơ giới đường bộ thì phải căn cứ vào Luật Giao thông đường bộ. Theo quy định tại điểm 13 Điều 3 Luật giao thông đường bộ thì phương tiện giao thông cơ giới đường bộ gồm xe ô tô, máy kéo, xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy và các loại xe tương tự, kể cả xe cơ giới dùng cho người tàn tật.”
Trên đây là tư vấn của Phan Law Vietnam về vấn đề nguồn nguy hiểm cao độ theo quy định của pháp luật mới nhất. Nếu còn vướng mắc hoặc cần sự hỗ trợ pháp lý khác quý khách vui lòng liên hệ thông tin dưới đây để có thể được giải đáp nhanh nhất.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888 – Email: info@phan.vn
Liên hệ Văn phòng Luật Sư