Thỏa thuận góp vốn thành lập công ty là việc các tổ chức, cá nhân khi bắt đầu thành lập công ty hay muốn khởi nghiệp kinh doanh nhưng nguồn vốn ít không đủ nên cần thêm thành viên cùng góp vốn đầu tư. Vậy thỏa thuận góp vốn thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn là gì? Xin mời quý khách cùng tìm hiểu thông tin trong bài viết dưới đây.
Xem thêm:
>> Thủ tục thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên theo luật hiện hành
>> Thủ tục thành lập công ty TNHH một thành viên theo quy định năm 2022
>> Quyền góp vốn đối với thành viên góp vốn khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn
Thỏa thuận góp vốn thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn là gì?
Thế nào là thỏa thuận vốn góp thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn?
Theo quy định tại khoản 18, 32 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020 có định nghĩa “Góp vốn là việc góp tài sản để tạo thành vốn điều lệ của công ty, bao gồm góp vốn để thành lập công ty hoặc góp thêm vốn điều lệ của công ty đã được thành lập.”.
“Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên công ty, chủ sở hữu công ty đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng mệnh giá cổ phần đã bán hoặc được đăng ký mua khi thành lập công ty cổ phần.”
Ngoài ra, tại Điều 34 Luật Doanh nghiệp 2020 cũng có quy định tài sản góp vốn có thể là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam. Tuy nhiên, chỉ có cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu hợp pháp hoặc có quyền sử dụng hợp pháp đối với tài sản đó mới có quyền sử dụng tài sản đó để góp vốn theo quy định của pháp luật.
Như vậy, thỏa thuận vốn góp thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn là việc các thành viên góp tài sản của mình vào để tạo thành vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn, đây là điều kiện bắt buộc đầu tiên của quá trình thành lập công ty và là khoản vốn duy trì hoạt động của công ty sau khi thành lập.
Thỏa thuận góp vốn thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn chính là văn bản ghi lại các nội dung ghi chép lại toàn bộ nội dung cuộc họp, thành phần tham dự cuộc họp, chương trình họp, tiến độ góp vốn…thành lập công ty của các thành viên, thỏa thuận góp vốn có thể là văn bản hoặc hợp đồng tùy vào từng cá nhân, tổ chức lựa chọn, các văn bản thỏa thuận góp vốn sẽ được soạn thảo lựa, thống nhất và ký kết trước khi mở công ty.
Mục đích thỏa thuận góp vốn thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn
Khi các thành viên công ty muốn góp vốn để thành lập nên công ty trách nhiệm hữu hạn, hội đồng thành viên sẽ được họp và thỏa thuận về việc góp vốn, quá trình làm việc này được ghi nhận bằng biên bản thỏa thuận góp vốn. Thỏa thuận góp vốn được thiết lập để làm căn cứ cho các bên thực hiện nghĩa vụ, quyền lợi của mình đồng thời là căn cứ quan trọng để giải quyết khi có tranh chấp. Mặc dù pháp luật không bắt buộc phải công chứng, chứng thực nhưng để đảm bảo tính pháp lý thì văn bản này cần được công chứng, chứng thực. Việc lập biên bản thỏa thuận góp vốn thành lập công ty có các mục đích như sau:
- Ghi nhận sự thỏa thuận của các thành viên;
- Ghi nhận số vốn góp của các thành viên khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn;
- Là căn cứ pháp lý quan trọng cho việc góp vốn của các thành viên, từ đó tránh những tranh chấp rủi ro không đáng có sau này nếu gặp những tranh chấp về việc góp vốn thì các thành viên có thể sử dụng biên bản này làm căn cứ để giải quyết tranh chấp và chứng minh ghi nhận về việc góp vốn.
Việc lập biên bản thỏa thuận góp vốn thành lập công ty một cách chặt chẽ là hết sức cần thiết để bảo vệ lợi ích của các thành viên tránh các trường hợp đã thỏa thuận góp vốn thành lập công ty nhưng không lập thành biên bản hoặc đã lập biên bản nhưng thiếu chặt chẽ gây ra những hậu quả lớn khi công ty đi vào hoạt động.
Thỏa thuận góp vốn thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn là gì?
Nội dung biên bản thỏa thuận góp vốn thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn
- Người ghi biên bản cần ghi rõ ngày tháng năm diễn ra cuộc họp, thành phần tham dự và chương trình cuộc họp.
- Các thành viên góp vốn được ghi đầy đủ thông tin từng người bao gồm họ tên, ngày sinh, hộ khẩu thường trú, chỗ ở hiện tại, số chứng minh nhân dân/căn cước công dân.
- Nội dung biên bản ghi rõ các thành viên góp bao nhiêu vốn và chiếm bao nhiêu phần trăm vốn điều lệ, phương thức góp vốn, các đợt góp vốn. Đồng thời ghi rõ số và ngày cấp giấy chứng nhận phần vốn góp, các thành viên bầu ra chủ tịch hội đồng quản trị và giám đốc.
- Cuối cùng là các thành viên tham dự Hội nghị có đều nhất trí với nội dung cuộc họp hay không? Và xác nhận tính chính xác, trung thực của biên bản, sau đó ký tên vào biên bản.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888 – Email: info@phan.vn
Liên hệ Văn phòng Luật Sư