Khi một mối quan hệ hôn nhân bắt đầu trở nên khó khăn và không thể cứu vãn, thỏa thuận ly hôn trở thành một lựa chọn quan trọng giúp hai bên giải quyết các vấn đề một cách hòa bình và đồng ý. Trong cuộc sống hiện đại, việc này không chỉ đảm bảo sự thoải mái và công bằng cho cả hai bên mà còn giúp tránh được những tranh cãi và căng thẳng không cần thiết.
Thỏa thuận ly hôn là gì?
Thỏa thuận ly hôn là một văn bản pháp lý mà hai bên cùng ly hôn thỏa thuận và ký kết để quy định các điều khoản liên quan đến việc chia tài sản, quyền nuôi con, hỗ trợ tài chính và mọi vấn đề phát sinh khác trong quá trình ly hôn.
Thỏa thuận này thường được thực hiện để giải quyết các tranh chấp một cách hòa bình và hợp ý hai bên, tránh được việc phải khởi kiện và hòa giải mọi mâu thuẫn một cách trơn tru. Đối với nhiều cặp vợ chồng, việc đạt được một thỏa thuận ly hôn có thể là lựa chọn tốt nhất để giữ cho quá trình này không gây ra thêm căng thẳng và xung đột.
Thỏa thuận ly hôn chính là thuận tình ly hôn được quy định tại Điều 55 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014: “Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn.”.
Như vậy, nếu cả hai bên đều đồng ý yêu cầu ly hôn mà không bị ép buộc và đã đạt được thỏa thuận về các vấn đề như chia tài sản và quyền của con cái nhưng thỏa thuận này phải đảm bảo quyền lợi chính đáng của vợ và con.
- Trong trường hợp thỏa thuận được công nhận và đảm bảo quyền lợi chính đáng của vợ và con, Tòa án sẽ chấp nhận yêu cầu ly hôn và công nhận việc ly hôn.
- Nếu không có thỏa thuận hoặc thỏa thuận không đảm bảo quyền lợi chính đáng của vợ và con,Tòa án sẽ phải giải quyết việc ly hôn, tức là tòa sẽ phải can thiệp và ra quyết định về các vấn đề liên quan.
Thỏa thuận ly hôn cần những giấy tờ gì?
Sau khi hai vợ chồng đã thỏa thuận ly hôn rồi nhưng để thực hiện thủ tục thuận tình ly hôn, cần chuẩn bị một bộ hồ sơ gồm các loại giấy tờ sau:
- Đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn.
- Bản sao công chứng căn cước công dân của cả hai vợ chồng.
- Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn bản chính.
- Bản sao công chứng giấy khai sinh của con nếu có con chung.
- Các tài liệu liên quan đến tài sản chung và nợ chung, trong trường hợp có yêu cầu từ Tòa án để ghi nhận thỏa thuận của vợ và chồng về việc phân chia tài sản trong quá trình ly hôn (nếu có).
Sau khi hồ sơ yêu cầu ly hôn đã được chuẩn bị, vợ chồng có thể nộp trực tiếp tại Tòa án cấp huyện nơi cư trú của vợ hoặc chồng (trừ trường hợp hôn nhân có yếu tố nước ngoài thì phải nộp tại Tòa án cấp tỉnh) hoặc gửi qua đường bưu điện đến tòa.
Quy trình giải quyết thỏa thuận ly hôn
Bước 1: Nộp hồ sơ xin ly hôn thuận tình;
Bước 2: Nhận thông báo tiếp nhận đơn, thông báo về án phí;
Bước 3: Nộp tiền tạm ứng án phí;
Bước 4: Tòa án chuẩn bị xét đơn yêu cầu và mở phiên họp công khai để giải quyết việc yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn;
Bước 5: Ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn.
* Lưu ý: Thời gian giải quyết thuận tình ly hôn từ 01 – 04 tháng, tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể.
Quyền nuôi con khi thỏa thuận ly hôn
Trong trường hợp đã có thỏa thuận ly hôn thì việc quản lý và chăm sóc con cái thường được giải quyết thông qua thỏa thuận giữa hai bên. Trong Điều 81 của Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 cung cấp các quy định cụ thể về quyền và nghĩa vụ của cha mẹ sau khi ly hôn đối với con cái như sau:
– Cha mẹ vẫn giữ quyền và nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục con chưa thành niên, cũng như con đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và tự nuôi mình theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình 2014.
– Hai bên có thể thỏa thuận về người trực tiếp trông nom, nghĩa vụ và quyền của mỗi bên đối với con sau khi ly hôn. Trong trường hợp không đạt được thỏa thuận, Tòa án sẽ quyết định giao con cho một bên dựa trên quyền lợi của con. Nếu con đã đủ 7 tuổi trở lên, ý kiến của con cũng sẽ được xem xét.
– Con dưới 36 tháng tuổi thường được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ khi mẹ không đủ điều kiện hoặc có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.
Trên đây là tư vấn của Phan Law Vietnam xin được thông tin đến Quý khách. Nếu còn vướng mắc hoặc cần sự hỗ trợ pháp lý khác liên quan đến thừa kế Quý khách vui lòng liên hệ thông tin dưới đây để có thể được giải đáp nhanh nhất.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888 – Email: info@phan.vn
Liên hệ Văn phòng Luật Sư