Thủ tục giải thể công ty bao gồm nhiều bước khác nhau, thực hiện theo quy định của pháp luật. Đây là thủ tục nhằm chấm dứt hoạt động của công ty, bao gồm giải thể tự nguyện và giải thể bắt buộc. Nắm vững quy trình giải thể giúp bạn tiến hành thủ tục này thuận lợi hơn.
Xem thêm:
>> Tư vấn thay đổi đăng ký kinh doanh đúng pháp luật năm 2020
>> Tư vấn thành lập công ty TNHH 1 thành viên
>> Hướng dẫn thủ tục giải thể văn phòng đại diện mới nhất năm 2021
Các trường hợp giải thể công ty
Giải thể công ty chính là việc công ty tiến hành thủ tục chấm dứt hoạt động kinh doanh của mình. Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho các doanh nghiệp quyết định giải thể sau khi đăng ký kinh doanh. Có thể là do một số chủ sở hữu đạt được mục tiêu đặt ra hoặc hoạt động kinh doanh kém; bị cơ quan chức năng bắt phải giải thể theo quy định của pháp luật…
Các trường hợp giải thể công ty
Doanh nghiệp có thể giải thể trong trường hợp sau:
Giải thể tự nguyện
Đây là trường hợp giải thể theo quyết định của chủ doanh nghiệp tư nhân; của tất cả thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh; của Hội đồng thành viên và chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần.
Giải thể bắt buộc
Pháp luật doanh nghiệp quy định các trường hợp doanh nghiệp bắt buộc phải giải thể. Đó là khi thành viên trong công ty chuyển nhượng vốn góp, cổ phần hoặc công ty mua lại phần vốn góp, làm cho công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu trong 6 tháng liên tục mà không làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp.
Thủ tục giải thể công ty được tiến hành như thế nào?
Thủ tục giải thể công ty được tiến hành theo các bước sau:
Bước 1: Đóng mã số thuế
Đầu tiên, doanh nghiệp cần làm thủ tục xin đóng mã số thuế công ty tại cơ quan quản lý thuế quản lý hiện tại. Doanh nghiệp nộp hồ sơ gồm: Công văn xin đóng mã số thuế; Biên bản, quyết định về việc đóng mã số thuế và 01 bản sao công chứng giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Sau khi đã được cơ quan thuế cấp thông báo về việc người nộp thuế hoàn thành thủ tục giải thể tại bộ phận thuế (Hay còn gọi là thông báo đóng mã số thuế doanh nghiệp) thì doanh nghiệp tiến hành đến bước tiếp theo.
Bước 2: Đăng bố cáo giải thể
Cần phải thông báo thông tin giải thể công ty
Doanh nghiệp đăng bố cáo quyết định giải thể trên Cổng thông tin điện tử quốc gia trong 30 ngày.
Bước 3: Trả lại dấu pháp nhân
Tiếp theo, doanh nghiệp cần làm thủ tục hủy dấu công ty tại cơ quan công an đối với doanh nghiệp được cấp dấu trước ngày 01/07/2015 cũng như nộp thông báo hủy dấu tại Phòng đăng ký kinh doanh đối với doanh nghiệp được cấp dấu sau ngày 01/07/2015.
Bước 4: Thực hiện thủ tục tại Phòng đăng ký kinh doanh
Doanh nghiệp tiến hành thủ tục trả giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/ giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp để xin quyết định giải thể tại Phòng đăng ký kinh doanh.
Các nghĩa vụ cần hoàn tất khi giải thể công ty
Thủ tục giải thể doanh nghiệp chấm dứt hoàn toàn các nghĩa vụ của doanh nghiệp với các nhân, tổ chức khác. Vì vậy thủ tục giải thể doanh nghiệp chỉ tiến hành được lúc doanh nghiệp đã chấp hành đúng các nghĩa vụ khác.
– Nghĩa vụ dân sự hiện có của doanh nghiệp với những cá nhân, tổ chức khác qua hợp đồng, thỏa thuận dân sự.
– Nghĩa vụ đối với lĩnh vực kinh doanh có điều kiện như trả giấy phép con, rút tiền ký quỹ,…
– Hoàn thành sổ sách kế toán, tiến hành đúng một số nghĩa vụ kê khai và nộp thuế và được cơ quan thuế xác nhận đã hoàn thành thủ tục giải thể tại cơ quan thuế.
– Hoàn thành thủ tục hủy dấu, trả giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp để Phòng đăng ký kinh doanh cấp quyết định giải thể song song xóa thông tin doanh nghiệp trên cổng thông tin doanh nghiệp quốc gia.
Trên đây là tư vấn về thủ tục giải thể công ty theo quy định của luật doanh nghiệp và các văn bản có liên quan. Để hiểu rõ hơn về quy trình cũng như hồ sơ cần thiết cho thủ tục này, hãy liên hệ Phan Law Vietnam để được hỗ trợ hiệu quả nhất.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888 – Email: info@phan.vn
Liên hệ Văn phòng Luật Sư