Nguyên nhân vì sao các doanh nghiệp mới thành lập lại phải làm thủ tục phá sản? Thủ tục giải thể công ty mới thành lập có phức tạp không, thực hiện như thế nào?
Xem thêm:
>> Trường hợp nào doanh nghiệp chấm dứt tồn tại mà không cần làm thủ tục giải thể hay phá sản?
>> Hộ kinh doanh có cần làm thủ tục giải thể hay không?
>> Có quyết định giải thể doanh nghiệp thì có tiếp tục thực hiện những hợp đồng đã giao kết hay không?
Thủ tục giải thể doanh nghiệp mới thành lập.
Nguyên nhân doanh nghiệp mới thành lập phải giải thể
Hiện nay, khi pháp luật về doanh nghiệp – đầu tư có nhiều chính sách thông thoáng hỗ trợ cho những doanh nghiệp mới thành lập, vừa/ nhỏ và thị trường kinh tế phát triển nên các cá nhân, tổ chức khởi nghiệp đăng ký thành lập doanh nghiệp rất nhiều. Tuy nhiên, việc các doanh nghiệp mới mọc lên nhanh chóng nhưng vì không cạnh tranh được nên phải phá sản cũng rất nhiều.
Do đó, sự hình thành này đa phần chỉ mang tính số lượng mà không đảm bảo tính chất lượng, bền vững. Các nguyên nhân chủ yếu khiến doanh nghiệp mới thành lập phải giải thể có thể kể tới các trường hợp sau:
- Doanh nghiệp mới thành lập nhưng không duy trì được nữa, gặp phải những bất lợi, khó khăn về vốn, nhân sự, chiến lược,…
- Theo nghị quyết, quyết định của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân, của Hội đồng thành viên đối với công ty hợp danh, của Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần;
- Doanh nghiệp không tiếp tục gia hạn hoạt động sau khi kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi tại Điều lệ công ty.
- Số lượng thành viên trong công ty không còn đủ theo yêu cầu của pháp luật, doanh nghiệp cũng không làm thủ tục chuyển đổi loại hình kinh doanh phù hợp với số lượng thành viên hiện tại trong vòng 06 tháng liên tục.
- Doanh nghiệp bị cơ quan chức năng thu hồi Giấy phép kinh doanh do vi phạm pháp luật trong quá trình hoạt động.
- Doanh nghiệp tự nguyện giải thể do quyết định của chủ doanh nghiệp hoặc tất cả thành viên cốt cán.
Điều kiện giải thể doanh nghiệp
Những doanh nghiệp muốn giải thể phải hoàn thành các nghĩa vụ liên quan, tương đương với các điều kiện khi tiến hành giải thể như sau:
Thứ nhất: Bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ, thực hiện đủ nghĩa vụ tài sản khác;
Thứ hai: Không trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án hoặc Trọng tài.
Thức ba: Người quản lý có liên quan và doanh nghiệp bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ của doanh nghiệp.
Hồ sơ giải thể doanh nghiệp
Hồ sơ giải thể doanh nghiệp bao gồm giấy tờ sau đây:
- Thông báo về giải thể doanh nghiệp;
- Báo cáo thanh lý tài sản doanh nghiệp; danh sách chủ nợ và số nợ đã thanh toán, gồm cả thanh toán hết các khoản nợ về thuế và nợ tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động sau khi quyết định giải thể doanh nghiệp (nếu có).
Lưu ý: Thành viên Hội đồng quản trị công ty cổ phần, thành viên Hội đồng thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn, chủ sở hữu công ty, chủ doanh nghiệp tư nhân, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, thành viên hợp danh, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của hồ sơ giải thể doanh nghiệp.
Trường hợp hồ sơ giải thể không chính xác, giả mạo, những người trên phải liên đới chịu trách nhiệm thanh toán quyền lợi của người lao động chưa được giải quyết, số thuế chưa nộp, số nợ khác chưa thanh toán và chịu trách nhiệm cá nhân trước pháp luật về những hệ quả phát sinh trong thời hạn 05 năm kể từ ngày nộp hồ sơ giải thể doanh nghiệp đến Cơ quan đăng ký kinh doanh.
Giải thể doanh nghiệp mới thành lập.
Thủ tục giải thể công ty mới thành lập
Quy trình, hồ sơ giải thể doanh nghiệp đã được quy định rõ tại Điều 202, 203, 204 Luật Doanh nghiệp 2020. Theo đó để tiến hành giải thể công ty mới thành lập đơn vị bạn cần thực hiện các bước sau:
Bước 1: Thông báo việc giải thể doanh nghiệp
Thông báo việc giải thể doanh nghiệp tới Phòng đăng ký kinh doanh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày thông qua nghị quyết, quyết định giải thể quy định tại khoản 1 Điều 208 Luật Doanh nghiệp, doanh nghiệp gửi thông báo về việc giải thể doanh nghiệp đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo về việc giải thể doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh phải đăng tải các giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều 70 Nghị định 01/2021/NĐ-CP và thông báo tình trạng doanh nghiệp đang làm thủ tục giải thể trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, chuyển tình trạng pháp lý của doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp sang tình trạng đang làm thủ tục giải thể và gửi thông tin về việc giải thể của doanh nghiệp cho Cơ quan thuế. Doanh nghiệp thực hiện thủ tục hoàn thành nghĩa vụ thuế với Cơ quan thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế.
Bước 2: Sau khi thanh toán hết các khoản nợ, doanh nghiệp nộp hồ sơ đăng ký giải thể đến Phòng đăng ký kinh doanh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày thanh toán hết các khoản nợ của doanh nghiệp, doanh nghiệp gửi hồ sơ đăng ký giải thể doanh nghiệp đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
Trước khi nộp hồ sơ đăng ký giải thể doanh nghiệp, doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh.
Sau khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký giải thể doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh gửi thông tin về việc doanh nghiệp đăng ký giải thể cho Cơ quan thuế. Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông tin của Phòng Đăng ký kinh doanh, Cơ quan thuế gửi ý kiến về việc hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế của doanh nghiệp đến Phòng đăng ký kinh doanh. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đăng ký giải thể doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh chuyển tình trạng pháp lý của doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp sang tình trạng đã giải thể nếu không nhận được ý kiến từ chối của Cơ quan thuế, đồng thời ra thông báo về việc giải thể của doanh nghiệp.
Sau thời hạn 06 tháng kể từ ngày Phòng Đăng ký kinh doanh nhận được thông báo kèm theo nghị quyết, quyết định giải thể của doanh nghiệp mà Phòng Đăng ký kinh doanh không nhận được hồ sơ đăng ký giải thể của doanh nghiệp và ý kiến phản đối bằng văn bản của bên có liên quan, Phòng Đăng ký kinh doanh chuyển tình trạng pháp lý của doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp sang tình trạng đã giải thể, gửi thông tin về việc giải thể của doanh nghiệp cho Cơ quan thuế, đồng thời ra thông báo về việc giải thể của doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc thời hạn nêu trên.
Lưu ý: Doanh nghiệp tiến hành giải thể doanh nghiệp được miễn lệ phí nên không phải đóng tiền.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888 – Email: info@phan.vn
Liên hệ Văn phòng Luật Sư