Song hành cùng sự phát triển của doanh nghiệp, việc mở rộng mạng lưới hoạt động kinh doanh, nâng tầm quy mô hoạt động của công ty để xúc tiến việc hoạt động kinh doanh tới thị trường mới là điều vô cùng cần thiết. Để thực hiện điều này, việc thành lập văn phòng đại diện công ty được các doanh nghiệp ưu tiên lựa chọn. Vậy thủ tục thành lập văn phòng đại diện như thế nào, hãy tìm hiểu cùng Phan Law.
>> Xem thêm bài viết thành lập công ty cổ phần: Hướng dẫn thành lập công ty cổ phần hiệu quả
Văn phòng đại diện là gì?
Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó.
Văn phòng đại diện có các đặc điểm:
- Văn phòng đại diện không có chức năng kinh doanh.
- Chức năng chính của văn phòng đại diện là văn phòng liên lạc; thực hiện hoạt động nghiên cứu, cung cấp thông tin, hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận với thị trường và đối tác mới.
- Văn phòng đại diện được quyền đăng ký con dấu riêng để thuận tiện cho quá trình hoạt động, không phải đặt cùng tỉnh, thành phố trực thuộc trung nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
- Doanh nghiệp muốn thực hiện thăm dò thị trường, hoặc quảng bá thương hiệu tới các tỉnh thành ngoài tỉnh thành đang đặt trụ sở nên thành lập văn phòng đại diện.
Ưu điểm lớn nhất của văn phòng đại diện là không phát sinh các thủ tục liên quan đến báo cáo thuế cũng như không phải nộp thuế môn bài. Đồng thời, doanh nghiệp có thể thành lập văn phòng đại diện cùng tỉnh thành phố hoặc khác tỉnh thành phố đều được.
Thủ tục thành lập văn phòng đại diện
Để thành lập văn phòng đại diện, doanh nghiệp cần hoàn thành các thủ tục sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký thành lập văn phòng đại diện
Hồ sơ đăng ký thành lập văn phòng đại diện bao gồm:
- Thông báo lập văn phòng đại diện;
- Biên bản họp về việc thành lập văn phòng đại diện (Đối với công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn);
- Quyết định thành lập văn phòng đại diện;
- Quyết định bổ nhiệm người đứng đầu văn phòng đại diện nếu người đứng đầu văn phòng đại diện không đồng thời là người đại diện theo pháp luật hoặc cổ đông, thành viên, chủ sở hữu công ty;
Bước 2: Soạn thảo hồ sơ thành lập văn phòng đại diện
Để thành lập văn phòng đại diện cần soạn thảo thông báo thành lập văn phòng đại diện. Nội dung của thông báo gồm Thông tin doanh nghiệp, tên doanh nghiệp,mã số doanh nghiệp/ mã số thuế hoặc số Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Cùng với đó, cần soạn thảo một số quyết định cần thiết
- Quyết định của chủ sở hữu đối với công ty TNHH hoặc quyết định của đại hội cổ đông với loại hình công ty cổ phần về việc đăng ký thay đổi địa chỉ trụ sở chính của Công ty. Trong đó ghi rõ những nội dung về việc thành lập văn phòng đại diện như đối với thông báo thành lập văn phòng đại diện.
- Quyết định bổ nhiệm đối với người đứng đầu văn phòng đại diện.
- Biên bản họp hội đồng thành viên/ cổ đông về việc đăng ký thay đổi địa chỉ trụ sở chính của công ty. Trong đó ghi rõ những nội dung về việc thành lập văn phòng đại diện như đối với thông báo thành lập văn phòng đại diện.
Bước 3: Nộp hồ sơ tại Phòng đăng ký kinh doanh
Có hai cách nộp hồ sơ như sau:
- Nộp bản giấy trực tiếp tại Sở kế hoạch đầu tư
- Nộp hồ sơ qua cổng thông tin đăng ký kinh doanh quốc gia
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về thủ tục thành lập Văn phòng đại diện. Để được hỗ trợ trong việc thành lập doanh nghiệp, Quý khách hàng hãy liên hệ với chúng tôi theo thông tin sau:
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 1900.599.995 – 0794.80.8888
Email: info@phan.vn