Tố tụng cạnh tranh được biết tới là hoạt động điều tra, tiến hành xử lý vụ việc cạnh tranh và tiến hành giải quyết các khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh theo trình tự, thủ tục của Luật cạnh tranh 2018. Bài viết dưới đây sẽ khái quát chung những vấn đề liên quan tới chủ đề này cho các bạn. Mong bài bài tư vấn của chúng tôi sẽ giúp đỡ được cho các bạn.
Xem thêm:
>> Tố tụng hình sự là gì? Các giai đoạn của tố tụng hình sự
>> Tính pháp lý và rủi ro của việc góp vốn mua nhà
>> Người chưa thành niên phạm tội
Tìm hiểu về tố tụng cạnh tranh.
Thuật ngữ tố tụng cạnh tranh được hiểu như thế nào?
Theo khoản 8, 9 Điều 3 Luật cạnh tranh 2018 thì thuật ngữ tố tụng cạnh tranh được hiểu như sau:
- Là hoạt động điều tra, xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh, vi phạm quy định về tập trung kinh tế và cạnh tranh không lành mạnh có dấu hiệu vi phạm quy định cạnh tranh bị điều tra, xử lý.
- Là hoạt động giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh, vi phạm quy định về tập trung kinh tế và cạnh tranh không lành mạnh có dấu hiệu vi phạm quy định cạnh tranh bị điều tra, xử lý.
Khi nào thì bị xử lý tố tụng cạnh tranh trong thời buổi hiện nay?
Theo quy định tại khoản 8, 9 Điều 3, Điều 11,12, 30, 44, 45 Luật cạnh tranh 2018 thì các hành vi bị xử lý tố tụng cạnh tranh như sau:
Thứ nhất, về hạn chế cạnh tranh
Khi có sự thỏa thuận giữa các doanh nghiệp trên cùng thị trường liên quan về:
– Thỏa thuận ấn định giá hàng hóa, dịch vụ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp.
– Thỏa thuận phân chia khách hàng, phân chia thị trường tiêu thụ, nguồn cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
– Thỏa thuận hạn chế hoặc kiểm soát số lượng, khối lượng sản xuất, mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ. Khi có sự thỏa thuận giữa các doanh nghiệp về:
– Thỏa thuận để một hoặc các bên tham gia thỏa thuận thắng thầu khi tham gia đấu thầu trong việc cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
– Thỏa thuận ngăn cản, kìm hãm, không cho doanh nghiệp khác tham gia thị trường hoặc phát triển kinh doanh.
– Thỏa thuận loại bỏ khỏi thị trường những doanh nghiệp không phải là các bên tham gia thỏa thuận. Khi có sự thỏa thuận giữa các doanh nghiệp trên cùng thị trường liên quan và những thỏa thuận đó gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thị trường về:
- Thỏa thuận hạn chế phát triển kỹ thuật, công nghệ, hạn chế đầu tư.
- Thỏa thuận áp đặt hoặc ấn định điều kiện ký kết hợp đồng mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ cho doanh nghiệp khác hoặc thỏa thuận buộc doanh nghiệp khác chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng.
- Thỏa thuận không giao dịch với các bên không tham gia thỏa thuận.
- Thỏa thuận hạn chế thị trường tiêu thụ sản phẩm, nguồn cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ của các bên không tham gia thỏa thuận.
- Thỏa thuận khác gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh.
Thứ hai, vi phạm quy định về tập trung kinh tế
Khi có những hành vi vi phạm sau:
- Không thông báo tập trung kinh tế.
- Thực hiện tập trung kinh tế khi chưa có thông báo kết quả thẩm định sơ bộ của ủy ban cạnh tranh quốc gia.
- Thực hiện tập trung kinh tế khi chưa có quyết định về việc tập trung kinh tế đối với trường hợp phải được thẩm định chính thức.
- Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ các điều kiện có trong quyết định tập trung về kinh tế.
- Gây tác động hoặc có khả năng sẽ gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể tại thị trường của Việt Nam.
Thứ ba, cạnh tranh không lành mạnh có dấu hiệu vi phạm pháp luật
Khi có những hành vi sau:
- Xâm phạm thông tin bí mật trong kinh doanh: Tiếp cận, thu thập thông tin, tiết lộ, sử dụng bí mật trong kinh. doanh không được sự cho phép của chủ sở hữu thông tin đó.
- Ép buộc những khách hàng, đối tác của công ty khác không được giao dịch/ngừng giao dịch với công ty đó.
- Cung cấp thông tin không đúng về công ty khác gây ảnh hưởng xấu.
- Gây rối hoạt động thực hiện kinh doanh của công ty khác.
- Lôi kéo khách hàng bất chính.
- Bán hàng hóa/ dịch vụ dưới giá thành toàn bộ.
Nội dung dịch vụ tố tụng cạnh tranh.
Nội dung dịch vụ tố tụng cạnh tranh gồm những gì?
Phan Law thực hiện dịch vụ tư vấn và thực hiện pháp lý tố tụng cạnh tranh như sau:
- Tư vấn về các trường hợp vi phạm cạnh tranh.
- Tư vấn về hạn chế cạnh tranh, tập trung kinh tế, cạnh tranh không lành mạnh.
- Tư vấn quy trình các bước diễn ra tố tụng cạnh tranh.
- Soạn thảo giấy tờ liên quan đến tố tụng cạnh cho khách hàng.
- Đại diện khách hàng tham gia tố tụng cạnh tranh để bảo vệ quyền lợi.
Trên đây là những tư vấn của Phan Law về tố tụng cạnh tranh, hy vọng sẽ giúp ích cho bạn. Phan Law tự tin là đơn vị chuyên tư vấn dịch vụ pháp lý, chúng tôi có đội ngũ tư vấn giàu kinh nghiệm và am hiểu về luật nên Quý khách hoàn toàn có thể yên tâm. Quý khách hàng có thể liên hệ trực tiếp với Phan Law qua thông tin dưới đây:
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888 – Email: info@phan.vn
Liên hệ Văn phòng Luật Sư