Trong tố tụng dân sự quốc tế, khi một vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài phát sinh, Tòa án của các nước có liên quan đều có thể có thẩm quyền giải quyết. Bài viết dưới đây sẽ định nghĩa thuật ngữ tố tụng dân sự quốc tế là gì? Có những đặc điểm gì? Và các trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án Việt Nam. Mong rằng bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có cái nhìn khái quát về vấn đề này.
Xem thêm:
>> Hai điểm bổ sung trong Bộ Luật Hình sự mới nhất
>> Hướng dẫn xử lý hình sự các trường hợp dâm ô trẻ em
>> Hung thủ vụ án giết người tàn bạo ở Quận 7 có thể đối mặt với mức án nào?
Tìm hiểu về tố tụng dân sự quốc tế
Thuật ngữ tố tụng dân sự quốc tế được hiểu như thế nào?
Theo Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì thuật ngữ tố tụng dân sự quốc tế được biết tới là tổng hợp các nguyên tắc và quy phạm pháp luật về trình tự hoạt động của toà án, quy định quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia quan hệ tố tụng phát sinh từ mối quan hệ dân sự, hôn nhân và gia đình, lao động, thương mại có yếu tố nước ngoài
Tố tụng dân sự quốc tế thường tập trung những vấn đề như:
- Xác định thẩm quyền xét xử của toà án
- Xác định địa vị pháp lí của người nước ngoài trong quan hệ tố tụng dân sự
- Uỷ thác tư pháp
- Xét xử những vụ việc dân sự quốc tế
- Công nhận bản án, quyết định dân sự của toà án nước ngoài
- Thi hành bản án, quyết định dân sự của toà án nước ngoài
Tố tụng dân sự quốc tế có những đặc điểm gì?
Theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự hiện hành thì tố tụng dân sự quốc tế có những đặc điểm sau:
- Đây là thủ tục đặc biệt bởi các vụ việc liên quan đến hệ thống pháp luật và hệ thống tư pháp của các quốc gia khác nhau (có sự xung đột về pháp luật cũng như xung đột về thẩm quyền giải quyết vụ việc)
- Giải quyết vụ việc theo pháp luật về trình tự thủ tục của mỗi quốc gia tại hệ thống cơ quan tư pháp của quốc gia
- Quyết định, bản án của tòa án có tính bắt buộc thi hành đối với các bên và được đảm bảo bởi sức mạnh cưỡng chế của nhà nước
Thẩm quyền giải quyết tố tụng dân sự quốc tế
Thẩm quyền giải quyết tố tụng dân sự quốc tế của Việt Nam như thế nào?
Theo quy định tại Điều 469, 470 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì Việc Nam giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài khi:
Trường hợp 1: Thuộc thẩm quyền chung
Thẩm quyền đối với vụ việc mà Tòa án nước đó có thẩm quyền xét xử nhưng tòa án nước khác cũng có thể xét xử, tùy thuộc vào tư pháp quốc tế của các quốc gia. Thẩm quyền chung của Việc Nam khi rơi nào những trường hợp sau:
- Bị đơn là cá nhân cư trú, sinh sống, làm ăn lâu dài tại Việt Nam
- Bị đơn là cơ quan, tổ chức có trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam
- Bị đơn có tài sản trên lãnh thổ của Việt Nam
- Vụ việc ly hôn mà nguyên đơn hoặc bị đơn là công dân của Việt Nam hoặc các đương sự là người nước ngoài cư trú, sinh sống, làm ăn lâu dài tại Việt Nam
- Việc xác lập, thay đổi, chấm dứt mối quan hệ dân sự xảy ra tại Việt Nam, đối tượng của quan hệ dân sự đó là tài sản hoặc công việc được thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam
- Việc xác lập, thay đổi, chấm dứt mối quan hệ dân sự đó xảy ra ở ngoài lãnh thổ Việt Nam nhưng có liên quan đến cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc có trụ sở, nơi cư trú tại Việt Nam
Trường hợp 2: Thẩm quyền riêng
Chỉ có Tòa án Việt Nam mới có thẩm quyền xét xử, cụ thể đó là những trường hợp sau:
- Tài sản của vụ việc là bất động sản có trên lãnh thổ Việt Nam
- Tranh chấp ly hôn giữa công dân của Việt Nam với công dân của nước ngoài hoặc người không quốc tịch, nếu cả hai vợ chồng cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài ở Việt Nam
- Tranh chấp dân sự khác mà các bên được lựa chọn Tòa án Việt Nam để giải quyết
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về tố tụng dân sự quốc tế. Trường hợp có bất kỳ thắc mắc nào hoặc muốn được tư vấn thêm, Quý khách hàng có thể liên hệ trực tiếp với Phan Law qua thông tin dưới đây:
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888 – Email: info@phan.vn
Liên hệ Văn phòng Luật Sư