Kính gửi văn phòng luật Phan Law Vietnam, tôi có một vấn đề mong nhận được giải đáp từ Quý công ty như sau:
Gần đây, tôi thấy có một số vật nuôi do đi lạc đi lạc vào nhà mình. Đối với những vật nuôi đi lạc vào nhà phải làm sao mới đúng? Do đó, tôi muốn gửi câu hỏi đến Phan Law Vietnam để được giải đáp thắc mắc và tư vấn. Rất mong nhận được phản hồi từ Quý công ty.
Xin chân thành cảm ơn!
Xem thêm:
>> Thế nào là hợp đồng vô hiệu? Hệ quả khi hợp đồng vô hiệu là gì?
>> Thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất thực hiện như thế nào?
>> Chuyển nhượng bất động sản có cần ra văn phòng công chứng
Trả lời:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng để chia sẻ thắc mắc của mình đến Phan Law Vietnam. Đối với trường hợp mà bạn đang gặp phải, chúng tôi xin phép được giải đáp thắc mắc và tư vấn dựa trên những quy định của pháp luật hiện hành như sau:
Hiểu như thế nào về khái niệm vật nuôi đi lạc?
Vật nuôi thất lạc hay súc vật đi lạc được biết tới là một thuật ngữ pháp lý để chỉ về tình trạng của bất kỳ con vật nuôi nào bị lạc hay đi mất trong một khoảng thời gian, trong một không gian rộng, đặc biệt là chủ sở hữu không hay biết thông tin gì về việc vật nuôi thất lạc đang ở đâu. Theo quy định của pháp luật hiện hành, vật nuôi thất lạc có thể là các loại gia súc, gia cầm, ong, tằm, động vật thủy sản được con người nuôi giữ.
Vật nuôi đi lạc vào nhà phải làm sao?
Vật nuôi đi lạc vào nhà có thể xảy ra theo những trường hợp sau:
Trường hợp 1: Vật nuôi là gia súc bị thất lạc
Vật nuôi là gia súc bị thất lạc
Người bắt được phải nuôi giữ và báo ngay UBND cấp xã nơi cư trú để thông báo công khai cho chủ sở hữu biết họ đang giữ gia súc bị thất lạc mà đến nhận lại. Sau 06 tháng, kể từ ngày thông báo hoặc sau 01 năm đối với gia súc được thả rông theo tập quán thì quyền sở hữu đối với gia súc và số gia súc được sinh ra trong khoảng thời gian nuôi giữ sẽ thuộc về người bắt được gia súc bị thất lạc.
Nếu chủ gia súc bị thất lạc nhận lại thì phải trả tiền công nuôi giữ và các chi phí khác. Trong khoảng thời gian nuôi giữ, nếu gia súc sinh con thì người bắt được hưởng một nửa số gia súc được sinh ra hoặc được hưởng 50% giá trị số gia súc được sinh ra và phải bồi thường nếu cố ý làm chết gia súc.
Trường hợp 2: Vật nuôi là gia cầm bị thất lạc
Vật nuôi là gia cầm bị thất lạc
Người bắt được gia cầm bị thất lạc thì phải thông báo công khai để cho chủ sở hữu biết họ đang giữ gia cầm bị thất lạc mà đến nhận lại. Sau 01 tháng, kể từ ngày thông báo mà không có ai đến nhận thì quyền sở hữu đối với gia cầm và hoa lợi do gia cầm sinh ra trong khoảng thời gian nuôi giữ sẽ thuộc về người bắt.
Nếu chủ gia cầm bị thất lạc nhận lại thì phải trả tiền công nuôi giữ và chi phí khác. Trong khoảng thời gian nuôi giữ, người bắt được hưởng hoa lợi do gia cầm sinh ra và phải bồi thường nếu cố ý làm chết gia cầm.
Trường hợp 3: Vật nuôi là vật nuôi dưới nước
Khi vật nuôi dưới nước của một người di chuyển tự nhiên vào ruộng, ao, hồ của người khác thì thuộc sở hữu của người có ruộng, ao, hồ đó. Nếu vật nuôi dưới nước có những dấu hiệu riêng biệt để có thể xác định chính xác vật nuôi không thuộc sở hữu của mình thì người có ruộng, ao, hồ đó phải thông báo một cách công khai để chủ vật nuôi dưới nước biết mà nhận lại. Sau 01 tháng, kể từ ngày thông báo mà không có người đến nhận thì quyền sở hữu vật nuôi dưới nước đó thuộc về người có ruộng, ao, hồ.
Trên đây là những tư vấn của Phan Law Vietnam về vật nuôi đi lạc vào nhà phải làm sao? Chúng tôi tự tin sẽ đem đến cho Quý vị những trải nghiệm tốt, ấn tượng về dịch vụ bởi đội ngũ luật sư tận tâm thực hiện cũng như giàu kinh nghiệm. Phan Law Vietnam sẵn sàng tư vấn miễn phí và cung cấp dịch vụ pháp lý từ trước, trong và sau khi thực hiện dịch vụ. Quý vị có thể liên hệ qua website https://phan.vn hoặc theo địa chỉ dưới đây để được giải đáp.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888 – Email: info@phan.vn
Liên hệ Văn phòng Luật Sư