Việc tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm luật sở hữu trí tuệ hiện nay diễn ra phổ biến với thủ đoạn ngày càng tinh vi. Những hành vi nào được xem là vi phạm luật sở hữu trí tuệ, xử lý vi phạm luật sở hữu trí tuệ như thế nào là vấn đề mà nhiều người trong chúng ta cần biết. Cùng tìm hiểu nội dung này thông qua bài viết dưới đây của Phan Law nhé.
Xem thêm:
>> Quyền sở hữu trí tuệ là những quyền gì?
>> Quyền sở hữu trí tuệ bảo vệ cho đối tượng nào?
>> Quyền tác giả quyền sở hữu công nghiệp
Vi phạm luật sở hữu trí tuệ
Sở hữu trí tuệ là gì? Quyền Sở hữu trí tuệ bao gồm những quyền gì?
Sở hữu trí tuệ, hay có khi còn gọi là tài sản trí tuệ, là những sản phẩm sáng tạo của bộ óc con người. Ðó có thể là tác phẩm văn học, âm nhạc, phần mềm máy tính, phát minh, sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, v.v… Trong đó, quyền SHTT bao gồm quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng.
Hành vi vi phạm luật sở hữu trí tuệ
Các hành vi vi phạm luật sở hữu trí tuệ bao gồm:
1. Vi phạm quyền đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí
Các hành vi sau đây bị coi là xâm phạm quyền của chủ sở hữu sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí:
- Sử dụng sáng chế được bảo hộ, kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ hoặc kiểu dáng công nghiệp không khác biệt đáng kể với kiểu dáng đó, thiết kế bố trí được bảo hộ hoặc bất kỳ phần nào có tính nguyên gốc của thiết kế bố trí đó trong thời hạn hiệu lực của văn bằng bảo hộ mà không được phép của chủ sở hữu;
- Sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mà không trả tiền đền bù theo quy định về quyền tạm thời .
Vi phạm quyền đối với bí mật kinh doanh
Các hành vi phạm quyền đối với bí mật kinh doanh như Vi phạm hợp đồng bảo mật hoặc lừa gạt, xui khiến, mua chuộc, ép buộc, dụ dỗ, lợi dụng lòng tin của người có nghĩa vụ bảo mật nhằm tiếp cận, thu thập hoặc làm bộc lộ bí mật kinh doanh; Tiếp cận, thu thập thông tin thuộc bí mật kinh doanh của người nộp đơn theo thủ tục xin cấp phép kinh doanh hoặc lưu hành sản phẩm bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của cơ quan có thẩm quyền;…
Vi phạm quyền đối với nhãn hiệu
Một số hành vi được thực hiện mà không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu bị coi là xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu như sau:
- Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ trùng với hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó;Sử dụng dấu hiệu tương tự với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ trùng, tương tự hoặc liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ;
Vi phạm quyền đối với tên thương mại
Mọi hành vi sử dụng chỉ dẫn thương mại trùng hoặc tương tự với tên thương mại của người khác đã được sử dụng trước cho cùng loại sản phẩm, dịch vụ hoặc cho sản phẩm, dịch vụ tương tự, gây nhầm lẫn về chủ thể kinh doanh, cơ sở kinh doanh, hoạt động kinh doanh dưới tên thương mại đó đều bị coi là xâm phạm quyền đối với tên thương mại.
Vi phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý
Các hành vi bị coi là xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý được bảo hộ như: Sử dụng chỉ dẫn địa lý được bảo hộ cho sản phẩm mặc dù có nguồn gốc xuất xứ từ khu vực địa lý mang chỉ dẫn địa lý, những sản phẩm đó không đáp ứng các tiêu chuẩn về tính chất, chất lượng đặc thù của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý; Sử dụng chỉ dẫn địa lý được bảo hộ cho sản phẩm tương tự với sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý nhằm mục đích lợi dụng danh tiếng, uy tín của chỉ dẫn địa lý;…
Một số biện pháp xử lý xâm phạm sở hữu trí tuệ
Các biện pháp xử lý vi phạm luật sở hữu trí tuệ
Các biện pháp xử lý vi phạm luật sở hữu trí tuệ chính hiện nay được thực hiện như sau:
Xử lý bằng biện pháp dân sự
Tòa án áp dụng những biện pháp dân sự sau đây để xử lý hành vi xâm phạm quyền SHTT:
- Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm;
- Buộc xin lỗi, cải chính công khai;
- Buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự;
- Buộc bồi thường thiệt hại;
- Buộc tiêu huỷ hoặc buộc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại đối với hàng hoá, nguyên liệu, vật liệu và phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hoá xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ với điều kiện không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác quyền của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ.
Xử lý bằng biện pháp hành chính
Các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ sau đây bị xử phạt hành chính:
- Thực hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ gây thiệt hại cho người tiêu dùng hoặc cho xã hội;
- Không chấm dứt hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ mặc dù đã được chủ thể quyền sở hữu trí tuệ thông báo bằng văn bản yêu cầu chấm dứt hành vi đó;
- Sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, buôn bán hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ theo quy định tại Điều 213 của Luật này hoặc giao cho người khác thực hiện hành vi này;
- Sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, buôn bán vật mang nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý được bảo hộ hoặc giao cho người khác thực hiện hành vi này.
- Tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi cạnh tranh không lành mạnh về sở hữu trí tuệ thì bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về cạnh tranh.
Trên đây là những thông tin về vi phạm luật sở hữu trí tuệ mà chúng tôi muốn cung cấp đến quý khách hàng. Để được tư vấn/ thực hiện bảo vệ sản phẩm trí tuệ của mình một cách nhanh chóng và hiệu quả, quý khách hàng hãy liên hệ với chúng tôi. Với kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực, chúng tôi cam kết sẽ mang tới cho quý khách hàng dịch vụ tiện ích, tối ưu nhất. Thông tin liên hệ của chúng tôi như sau:
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888 – Email: info@phan.vn
Liên hệ Văn phòng Luật Sư