Tối ngày 8/7, một bệnh nhân bị ngất xỉu được đưa đi cấp cứu. Tuy nhiên 4 bệnh viện đã từ chối cấp cứu với nhiều lý do khác nhau. Theo quy định của Luật khám, chữa bệnh thì bệnh viện không được từ chối hoặc cố tình chậm cấp cứu bệnh nhân.
Xem thêm:
>> 05 vạn khách hành hương đến chùa Tam Chúc khi dịch Covid-19 vừa lắng xuống
>> Hai phụ nữ bị điều tra hành vi tung tin giả về dịch Covid lên mạng xã hội
>> Việt Nam ghi nhận ca tử vong đầu tiên sau khi tiêm vacxin ngừa Covid-19
Bệnh nhân ngất xỉu, 4 bệnh viện từ chối cấp cứu
Vào lúc 22h30 ngày 8-7, anh N.T.N. – 27 tuổi, ngụ quận Gò Vấp bị ngất xỉu khi đang tác nghiệp. Sau đó, anh được bảo vệ của Trung tâm báo chí TP.HCM đưa cấp cứu tại Bệnh viện quận 1 cơ sở 2, Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn, Bệnh viện 30-4, Bệnh viện ĐH Y dược. Tuy nhiên cả 4 bệnh viện đều từ chối không tiếp nhận. Bệnh nhân còn được đưa đưa đến bệnh viện Phạm Ngọc Thạch nhưng bệnh viện này đã đóng cửa.
Sau hơn 1 tiếng, anh N mới được Bệnh viện Nhân dân 115 tiếp nhận, yêu cầu test nhanh có kết quả âm tính và được đưa vào cấp cứu. Sáng cùng ngày, anh N. cho biết sức khỏe đã ổn định.
Bệnh nhân ngất xỉu, 4 bệnh viện từ chối cấp cứu
Bác sĩ Nguyễn Thành Tâm – giám đốc Bệnh viện quận 1 cho biết cơ sở 2 của bệnh viện vừa mới đưa vào hoạt động, là nơi khám chữa bệnh và điều trị bệnh nhân ngoại trú, chưa có dịch vụ cấp cứu. Trả lời câu hỏi liệu bệnh viện có thể sơ cứu tạm thời cho người bệnh hay không, Bác sĩ Tâm nói rằng giấy phép hoạt động của bệnh viện chỉ từ 7h sáng đến 19h. Lúc bệnh nhân chuyển tới là ngoài khung giờ này nên không có nhân viên để sơ cứu. Đơn vị đang chuẩn bị đầy đủ nhân lực, phương tiện để xin phép triển khai khám chữa bệnh nội trú sắp tới.
Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn cho biết bệnh viện đang bị phong tỏa toàn diện do liên quan đến nhiều ca dương tính với COVID-19, do đó không thể tiếp nhận cấp cứu cho bệnh nhân.
Giám đốc Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch khẳng định bệnh viện có khoa cấp cứu ngoại chẩn sẽ tiếp nhận điều trị bình thường tất cả các trường hợp nếu đến trong tình trạng cấp cứu. Còn đến khám với tình trạng không liên quan đến hô hấp, không phải cấp cứu sẽ được hướng dẫn khám các chuyên khoa phù hợp. Ông khẳng định đơn vị mở cửa cấp cứu 24/7, nếu ngoài giờ hành chính sẽ tiếp nhận ở cổng cấp cứu số 6.
Đại diện Bệnh viện ĐH Y Dược giải thích rằng thời gian qua bệnh viện buộc phải tạm thời ngưng nhận bệnh nhân do xuất hiện những ca F0. Có thể thời điểm bệnh nhân được chuyển tới cũng trùng lúc bệnh viện đang tạm ngưng nhận bệnh để điều tra, truy vết, cách ly các trường hợp liên quan đến một ca F0 vừa được phát hiện.
Bệnh viện không được từ chối cấp cứu bệnh nhân trong mùa dịch Covid
Theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Luật khám, chữa bệnh thì Từ chối hoặc cố ý chậm cấp cứu người bệnh là hành vi bị cấm. Như vậy, bệnh viện không được từ chối tiếp nhận bệnh nhân trong bất kỳ trường hợp nào.
“Điều 6: Các hành vi bị cấm
- Từ chối hoặc cố ý chậm cấp cứu người bệnh.”
Trước đó, Sở Y tế TP.HCM đã yêu cầu các bệnh viện bắt buộc phải hình thành buồng cấp cứu sàng lọc ngay tại khoa cấp cứu của bệnh viện, tách biệt hẳn với bộ phận còn lại của khoa cấp cứu.
Buồng này là nơi tiếp nhận đầu tiên đối với tất cả trường hợp người bệnh được chuyển đến khoa cấp cứu; đảm bảo tất cả trường hợp cấp cứu sau khi được sơ cứu hoặc hồi sức đều được sàng lọc kỹ các yếu tố nguy cơ liên quan đến COVID-19, tiến hành lấy mẫu xét nghiệm theo quy định khi có chỉ định.
Ngoài ra, ngày 4/6 Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh đã có văn bản gửi các bệnh viện, trung tâm y tế quận, huyện trên địa bàn, hướng dẫn cách xử lý tình huống khi người cách ly có vấn đề về sức khỏe.
Sở Y tế thành phố yêu cầu các bệnh viện tuyệt đối không được từ chối tiếp nhận người bệnh đang sống trong các khu vực giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg và các khu vực đang được phong tỏa do có dịch COVID-19; người bệnh đang được cách ly tập trung tại các khu cách ly trên địa bàn thành phố.
Đồng thời, Sở đề nghị các đơn vị nghiêm túc triển khai thực hiện, không để xảy ra trường hợp người bệnh ở các khu vực giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg hoặc các khu vực cách ly không được cấp cứu, điều trị kịp thời; không để xảy ra trường hợp lây nhiễm cho nhân viên y tế và cho người bệnh khác.
Việc bệnh viện từ chối cấp cứu bệnh nhân dù bất kỳ lý do nào thì cũng là hành vi “không đẹp” trong khám, chữa bệnh. Mong rằng qua vụ việc này, các cơ quan nên rút kinh nghiệm, có hướng xử lý kịp thời để tránh xảy ra các trường hợp tương tự.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888 – Email: info@phan.vn
Liên hệ Văn phòng Luật Sư